Eximbank chưa tổ chức được đại hội cổ đông bất thường

Với 132 cổ đông tham dự, đại diện cho 53,16%, tương đương gần 654 triệu cổ phiếu, ĐHĐCĐ bất thường của Eximbank đã không thể tiến hành.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Như dự kiến, sáng nay (16/1), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã EIB) tiến hành triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường nhằm thông qua một số nội dung, trong đó có việc bầu bổ sung thành viên HĐQT.

Tuy nhiên, với 132 cổ đông tham dự, đại diện cho 53,16%, tương đương gần 654 triệu cổ phiếu, ĐHĐCĐ bất thường của EIB đã không thể tiến hành.

Theo chương trình đại hội đề ra, HĐQT EIB sẽ trình đại hội việc miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII 2020-2025 đối với bà Lê Hồng Anh và ông Đào Phong Trúc Đại, đồng thời bầu bổ sung thành viên HĐQT.

Trước đó, hồi cuối tháng 10, bà Lê Hồng Anh, thành viên HĐQT và ông Đào Phong Trúc Đại, thành viên HĐQT độc lập đã có đơn từ nhiệm khỏi HĐQT Eximbank vì lý do cá nhân.

Bà Lê Hồng Anh và ông Đào Phong Trúc Đại là 2 nhân sự đại diện cho nhóm cổ đông Tập đoàn Thành Công, được bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 của EIB tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên ngày 15/2/2022. Hiện nhóm này đã thoái hết vốn khỏi EIB.

Ngân hàng cũng dự kiến trình cổ đông về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Eximbank; báo cáo của HĐQT về việc khắc phục chỉnh sửa Kết luận Thanh tra, bao gồm tờ trình về việc phương án đầu tư tài sản số 242 Bình Quới, quận 11, TP.HCM và báo cáo của HĐQT về việc thực hiện bản án phúc thẩm tranh chấp hợp đồng thuê tài sản tại 21 Kỳ Đồng và hạch toán giá trị còn lại của công trình vài chi phí năm 2022.

Liên quan tới tài sản số 242 Bình Quới, triển khai thực hiện kết luận thanh tra của Cục II, HĐQT EIB nhiệm kỳ VI đã phê duyệt phương án bán đấu giá tài sản này. Tuy nhiên qua 6 lần niêm yết không có khách hàng tham gia đấu giá nên việc bán đấu giá tài sản đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng bất động sản của Eximbank để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc là cấp thiết, việc thanh lý tài sản trên sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Theo đó, HĐQT ngân hàng trình cổ đông giữ lại tài sản trên để triển khai đầu tư làm trụ sở kinh doanh cho ngân hàng.

Liên quan tới thực hiện bản án phúc thẩm tranh chấp hợp đồng thuê tài sản tại 21 Kỳ Đồng, HĐQT cho biết để đảm bảo việc trình bày báo cáo tài chính đúng quy định và chuẩn mực kế toán, sau khi vụ việc đã được giải quyết bằng bản án phúc thẩm, khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại của công trình trên sổ sách của EIB với số tiền bên cho thuê chuyển trả cho EIB là hơn 55 tỷ đồng phải được hạch toán vào khoản chi phí phát sinh trong 2022.

Theo đó HĐQT trình đại hội chấp thuận đưa khoản chi phí đã được hạch toán là khoản tổn thất trong hoạt động ngân hàng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE