“EVN lỗ hơn 31.000 tỷ, nhân dân cần chia sẻ khó khăn với tập đoàn”

Năm 2022, EVN có thể lỗ 31.360 tỷ đồng. EVN kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ áp dụng cơ chế thị trường đối với hoạt động điện lực, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 21/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022.

Năm 2022, EVN đã đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân, đặc biệt đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các sự kiện quan trọng của đất nước.

Đến cuối năm 2022, tổng công suất đặt nguồn điện (đã COD) toàn hệ thống đạt ~77.800 MW, tăng ~1.400 MW so với năm 2021, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 20.165MW chiếm tỷ trọng 26,4%. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.

Điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống là 268,4 tỷ kWh, tăng 5,26% so 2021. Sản lượng điện sản xuất và mua của EVN là 261,2 tỷ kWh, tăng 6,08%. Điện thương phẩm toàn Tập đoàn đạt 242,3 tỷ kWh, bằng 99,97% kế hoạch và tăng 7,53% so với năm 2021.

Năm 2022, EVN đã thực hiện nhiều giảm pháp tiết kiệm chi phí như tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên, cắt giảm từ 20-30% chi phí sửa chữa lớn, thực hiện chi lương cho cán bộ công nhân viên với 80-90% mức lương bình quân năm 2020, ... nhờ đó đã tiết giảm chi phí là hơn 9.700 tỷ đồng.

Thực hiện các giải pháp tối ưu hóa dòng tiền: tổng doanh thu hoạt động tài chính và lãi tiền gửi của Công ty mẹ-EVN và các đơn vị là hơn 7.900 tỷ đồng.

Vận hành tối ưu hệ thống điện, phát huy tối đa các nhà máy thuỷ điện (có chi phí thấp); Điều phối các hợp đồng mua than cho các nhà máy nhiệt điện, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện. Đồng thời do sản lượng thủy điện cao hơn kế hoạch ~12,5 tỷ kWh giúp giảm chi phí mua điện của EVN ~15.845 tỷ đồng.

Tổng các khoản EVN đã triển khai thực hiện để tiết giảm chi phí nêu trên là 33.445 tỷ đồng. Mặc dù, EVN đã nỗ lực cố gắng nhưng với các giải pháp trong nội tại mà EVN đã thực hiện vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện do giá nhiên liệu tăng cao đột biến nên kết quả năm 2022 dự kiến sẽ lỗ khoảng 31.360 tỷ đồng.

EVN cho biết đã báo cáo Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ ngành cho phép điều chỉnh giá điện trong năm 2022 để giảm bớt khó khăn và có thể cân đối tài chính của EVN trong những năm tới.

“Không nên và không cần thiết để số lỗ quá lớn”

Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước cho biết, chia sẻ với những khó khăn của tập đoàn EVN khi chi phí đầu vào tăng nhưng giá bán điện không tăng. Ông cho rằng nhân dân cần chia sẻ với khó khăn với EVN, tình hình như thế này rất khó khăn. “Không nên và không cần thiết để một số lỗ quá lớn”, ông Hoàng Anh nói.

Ông Hoàng Anh cho biết Ủy ban đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc EVN rà soát, cập nhật lại số liệu kế hoạch, khuyến nghị nhiều biện pháp để EVN kịp thời ứng biến với tình hình thực tế; chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các khó khăn, tình hình tài chính của EVN và đề xuất các giải pháp hỗ trợ EVN trong đó có giải pháp cốt lõi, lâu dài là tăng giá điện để đảm bảo cân bằng tài chính năm 2022 và các năm tiếp theo cho EVN.

Năm 2023, EVN đặt chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm năm 2023 là 251,1 tỷ kWh. Kế hoạch vốn đầu tư toàn Tập đoàn là 94.860 tỷ đồng.

Tại hội nghị, EVN cũng đưa ra các kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cụ thể, EVN kiến nghị Thủ tướng sớm xem xét, phê duyệt Quy hoạch điện VIII. Sớm phê duyệt sửa đổi Quyết định 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Xem xét sửa đổi các nghị định liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước như EVN huy động các nguồn vốn.

Chỉ đạo các Bộ Ngành, địa phương hỗ trợ EVN và các đơn vị giải quyết các vướng mắc liên quan đến CĐMĐSR và bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án điện.

EVN kiến nghị Uỷ ban quản lý vốn chấp nhận cho EVN được ký hợp đồng thế chấp tài sản để vay vốn cho Dự án NMNĐ Quảng Trạch I. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn III thuộc danh mục ưu tiên đầu tư của Nhà nước để áp dụng cơ chế cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng cho Dự án theo Luật Quản lý nợ công.

Kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ áp dụng cơ chế thị trường đối với hoạt động điện lực, kịp thời điều chỉnh giá điện khi các yếu tố đầu vào thay đổi.

Chỉ đạo TKV, Tổng công ty Đông Bắc tăng cường khai thác than trong nước và có giải pháp để giảm giá than bán cho sản xuất điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cửa hàng WIN hiện đại với đa dạng chủng loại hàng hóa được trưng bày dựa trên cơ sở dữ liệu lớn

Masan đạt 18.855 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

“Masan sẽ thúc đẩy lợi nhuận của WinCommerce, Masan MEATLife và Phúc Long hơn nữa để sánh vai cùng Masan Consumer. Khả năng sinh lời sẽ là thước đo quan trọng trong 18 đến 24 tháng tới giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông", Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang cho biết.

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng- tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh. Với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị

Chat với BizLIVE