Egroup muốn bán 7% vốn tại IBC, CapitaLand đàm phán mua tài sản 1,5 tỷ USD của Vinhomes

Egroup đăng ký bán 6 triệu cổ phiếu IBC của Apax Holdings; CapitaLand đang đàm phán mua tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD từ Vinhomes, Biwase muốn thâu tóm thêm một công ty ngành nước... là những chuyển động nổi bật nhất của doanh nghiệp tuần qua.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

CapitaLand đàm phán mua tài sản trị giá 1,5 tỷ USD từ Vinhomes

Reuters trích một số nguồn tin riêng cho biết, Tập đoàn CapitaLand đang đàm phán mua tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ USD từ Vinhomes (mã VHM).

Một trong những nguồn tin cho hay CapitaLand đang xem xét mua một phần dự án Ocean Park 3 của Vinhomes - một dự án phát triển theo phong cách thành phố nghỉ dưỡng rộng 294 ha gần thủ đô Hà Nội của Việt Nam, hoặc một dự án khác ở phía bắc thành phố Hải Phòng.

CapitaLand Development không bình luận trực tiếp về bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào với Vinhomes nhưng cho biết: "Việt Nam là một trong những thị trường cốt lõi của CapitaLand Development. Chúng tôi liên tục đánh giá các cơ hội đầu tư để phát triển sự hiện diện của mình tại quốc gia này".

Vingroup cũng từ chối bình luận về thông tin này. Tuy nhiên, là một công ty niêm yết, nếu có giao dịch, Vingroup sẽ phải công bố thông tin.

Theo đánh giá của Reuters, một thương vụ trị giá như vậy sẽ ghi dấu là một trong những giao dịch bất động sản lớn nhất ở Đông Nam Á trong vài năm qua. Đây cũng sẽ là một trong những thương vụ lớn nhất mà tập đoàn có trụ sở tại Singapore thực hiện tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, danh mục đầu tư của CapitaLand Development bao gồm 1 khu bán lẻ, 1 dự án mô hình SOHO – dòng sản phẩm kết hợp hài hòa văn phòng làm việc và chốn nghỉ ngơi, 3 dự án phức hợp và hơn 13.000 căn hộ chất lượng tại 17 dự án nhà ở.

Các dự án của CapitaLand có thể kể đến như Zenity, Define, De La Sol, D2eight, d’Edge Thao Dien, D1Mension, The Vista, Vista Verde… (TP.HCM); Heritage West Lake, Seasons Avenue (Hà Nội).

Egroup muốn bán hơn 7% vốn tại Apax Holdings

CTCP Tập đoàn giáo dục Egroup gần đây đăng ký bán 6 triệu cổ phiếu IBC của Apax Holdings, tương đương với 7,22% vốn điều lệ công ty nhằm mục đích cơ cấu tài chính.

Cụ thể, Egroup đăng ký bán 3,5 triệu cổ phiếu IBC (chiếm tỷ lệ 4,21%) tại CTCP Chứng khoán VPS; và đăng ký bán 2,5 triệu cổ phiếu IBC (chiếm tỷ lệ 3,01%) tại CTCP Chứng khoán quốc gia NSI.

Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 23/3 – 21/4 theo phương pháp thỏa thuận/khớp lệnh.

Hiện tại, công ty mẹ Egroup đang nắm hơn 34,94 triệu cổ phần, tương ứng 42,02% vốn IBC. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của Egroup tại Apax Holdings sẽ giảm về còn 28,94 triệu cổ phần, tương đương 34,81% vốn điều lệ.

Động thái bán vốn công ty con của Egroup diễn ra trong bối cảnh sở hữu của công ty này tại IBC thời gian qua giảm mạnh do liên tục bị bán giải chấp.

Gần đây nhất, từ 16 - 19/1, Egroup đã bị CTCP Chứng khoán Mirae Asset bán giải chấp 836.052 cổ phiếu IBC, khiến tỷ lệ sở hữu tại Apax Holdings giảm xuống còn 42,02% vốn.

Quảng cáo

Số cổ phiếu IBC bị bán giải chấp của Egroup sau giao dịch đã nâng lên 14,75 triệu đơn vị, tương đương 17,73% vốn điều lệ Apax Holdings.

Biwase muốn thâu tóm thêm một công ty ngành nước

CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE) vừa thống nhất chủ trương đầu tư, mua cổ phần của CTCP Cấp thoát nước Long An (mã LAW). Số cổ phần dự kiến mua tương ứng với tỷ lệ sở hữu từ 20 - 100% cổ phần có quyền biểu quyết ở công ty.

Nếu thương vụ thành công, Cấp thoát nước Long An sẽ trở thành công ty liên kết hoặc công ty con của Biwase.

Mới đây, HĐQT Biwase quyết định sẽ đầu tư vào 5 công ty gồm: CTCP Đầu tư Hạ tầng nước DNP Long An; CTCP Công trình Đô thị Châu Thành; CTCP Công trình Đô thị Cần Giuộc; CTCP Nước và Môi trường Bằng Tâm; CTCP Đầu tư Hạ tầng nước DNP Quảng Bình nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên khoảng 50 - 100% số cổ phần có quyền biểu quyết ở các công ty.

Trước đó, tháng 4/2022, công ty đã mua lại cổ phần tại hai công ty là Cấp thoát nước Cần Thơ (mã CTW) và Cấp nước Cần Thơ 2 với giá trị đầu tư tại ngày 31/12/2022 lần lượt là 154 tỷ đồng, 149 tỷ đồng. Nhân sự cấp cao của Biwase cũng đã tham gia vào việc điều hành tại hai công ty được M&A.

Con gái Chủ tịch Novaland chỉ mua vào nửa số cổ phiếu đăng ký

Bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh, con gái của ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Novaland thông báo đã mua vào tổng cộng hơn 19,3 triệu trong tổng số 44,5 triệu cổ phiếu NVL đã đăng ký.

Giao dịch được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 10/2 đến 10/3 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Lý do không hoàn tất giao dịch được bà Quỳnh đưa ra là “đối tác thay đổi thời gian giao dịch”.

Tạm tính với giá cổ phiếu NVL chốt phiên 10/3 là 10.650 đồng/cổ phiếu, ước tính bà Quỳnh đã chi hơn 205 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu từ 0,117% lên 1,11% vốn điều lệ của Novaland.

Tại Novaland, ông Bùi Thành Nhơn và bà Cao Thị Ngọc Sương - bố và mẹ của bà Quỳnh - đang sở hữu lần lượt hơn 4,96% và 2,8% cổ phần. Bên cạnh đó, ông Bùi Cao Nhật Quân - anh trai bà Quỳnh - cũng đang nắm giữ hơn 4% vốn tại Novaland.

Cổ đông lớn nhất của Novaland hiện là CTCP Novagroup với hơn 572,9 triệu cổ phần, tương đương 29,38% vốn điều lệ.

Hóa chất Đức Giang đăng ký mua 51% cổ phần Ắc quy Tia sáng

CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC) đăng ký mua hơn 3,44 triệu cổ phiếu TSB đầu tiên (tỷ lệ 51%) của CTCP Ắc quy Tia Sáng (TSB). Giao dịch dự kiến được thực hiện trong khoảng thời gian 21/3 – 19/4, theo phương thức giao dịch thỏa thuận.

Trước đó, đầu tháng 2, Hội đồng quản trị Hóa chất Đức Giang đã thông qua việc mua 51% cổ phần, tương đương với hơn 3,44 triệu cổ phiếu của Ắc quy Tia Sáng với giá mua không vượt quá 39.200 đồng/cổ phiếu. Như vậy, công ty phải bỏ ra tối đa khoảng 133 tỷ đồng để thực hiện giao dịch này.

Ở chiều ngược lại, cổ đông lớn nhất của Ắc quy Tia Sáng là bà Bùi Thị Hà Thu muốn thoái toàn bộ vốn sở hữu khi đăng ký bán ra gần 3,1 triệu cổ phiếu TSB nắm giữ (tỷ lệ 45,9%) phục vụ mục đích giảm tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện vào khoảng thời gian 21/3 – 19/4, theo phương thức giao dịch thỏa thuận.

Theo tìm hiểu, bà Bùi Thị Hà Thu là vợ ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng giám đốc Hóa chất Đức Giang, con dâu ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch HĐQT Hóa chất Đức Giang.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì?

Với hàng nghìn căn hộ từ các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được mở bán giữa lúc giá chung cư neo cao, cuộc đua để giành suất mua nhà ở xã hội dự kiến sẽ "nóng" lên trong thời gian tới.

Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội Hà Nội giao 24.000 m2 đất cho Handico và Viglacera xây nhà ở xã hội

Hà Nội thúc tiến độ phê duyệt, khởi công các dự án nhà ở xã hội

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án nhà ở xã hội; hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội được giao trong năm 2025.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Hà Nội giao 2,6 ha đất cho huyện Thạch Thất bán đấu giá

Trong tổng diện tích 26.214m2 đất, có 10.528 m2 đất ở, gồm: 8.512,5m2 đất ở liền kề tại ô đất có ký hiệu LK-12, LK-13, LK-14, LK-15 và 2.016m2 đất xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất NOXH.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng thêm khoảng 590.000 tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Từng “dính” kết luận thanh tra, 4 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây

Ngày 20/02, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B2-CC2 (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và khu vực xây dựng công trình ngầm).

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khởi công Khu công nghệ cao sinh học rộng 203 ha trước 2/9

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc

Là một trong những khu chung cư cao cấp với 9 tòa tháp cao 40 tầng tại quận Bắc Từ Liêm nhưng khu đô thị Goldmark City lại là điểm nóng về tranh chấp kéo dài. Hậu quả khu trung tâm thương mại ở khu R bị cắt nước kéo dài hơn 1 tháng trời.

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội: Hàng chục nghìn căn hộ sắp đổ bộ ra thị trường tưởng sẽ làm hạ cơn sốt chung cư nhưng thực tế nhà giàu cũng "khóc" khi nhìn mức giá

Hàng chục nghìn căn hộ sẽ đổ bộ thị trường Hà Nội trong năm 2025 nhưng phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên

Đắk Lắk giao gần 40.000 m2 “đất vàng” cho Ecopark để xây Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương 39.405 m2 đất tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà ở.

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn