[BizDEAL]

Dragon Capital bán ròng KBC, miệt mài gom PVD

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, Dragon Capital đã bán ròng gần 13 triệu cổ phiếu KBC nhưng lại mua vào gần 8 triệu cổ phiếu PVD dù doanh nghiệp dầu khí này đã lỗ 3 quý liên tiếp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dragon Capital gom 15,3 triệu cổ phiếu PVD trong gần hai tháng

Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý mới đây thông báo đã hoàn tất mua thêm 1,66 triệu cổ phiếu PVD của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, mã PVD) trong ngày 31/10.

Sau giao dịch tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital tại PVD đã tăng từ 7,79% lên 8,09% tương ứng lượng nắm giữ xấp xỉ 45 triệu cổ phiếu. Như vậy, chỉ trong vòng hơn nửa tháng, Dragon Capital đã mua ròng tổng cộng 7,7 triệu cổ phiếu PVD.

Trước đó, Dragon Capital đã trở thành cổ đông lớn của PV Drilling sau giao dịch mua thêm 3,1 triệu cổ phiếu PVD vào hồi đầu tháng 9. Ước tính trong hai tháng gần đây kể từ khi có mặt trong danh sách cổ đông lớn, Dragon Capital đã mua thêm khoảng 15,3 triệu cổ phiếu PVD để nâng sở hữu lên 8,09% như hiện tại.

Động thái mua gom của Dragon Capital diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu PVD đang chững lại sau nhịp hồi khá mạnh từ mức đáy hồi đầu tháng 7. Thị giá cổ phiếu này hiện đang dừng ở mức 16.950 đồng/cổ phiếu, tăng 24% sau 4 tháng nhưng vẫn thấp hơn 44% so với đỉnh đạt được hồi đầu tháng 3 năm nay.

Mặc dù được quỹ ngoại săn đón nhưng tình hình kinh doanh của PVD lại không mấy khả quan. Quý 3 vừa qua, doanh nghiệp ghi nhận hơn 1.242 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ chi phí, công ty lỗ ròng 52 tỷ đồng, trong đó phần lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ chiếm gần 34 tỷ đồng. Đây đã là quý thứ 3 liên tiếp PVD thua lỗ.

Dragon Capital bán ròng gần 13 triệu cổ phiếu KBC

Cũng vào cuối tháng 10, nhóm quỹ do Dragon Capital thông báo đã hoàn tất bán ròng 1,9 triệu cổ phiếu Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP (mã KBC).

Sau các giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm quỹ đã giảm xuống còn 6,78% tương ứng lượng cổ phiếu KBC nắm giữ hơn 52 triệu đơn vị.

Trong tháng 10, nhóm Dragon Capital liên tục mua bán cổ phiếu KBC. Trong phiên 12/10, một số quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã chi hơn trăm tỷ để mua vào hơn 5,5 triệu cổ phiếu KBC qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 7,71% lên 8,43%.

Tuy nhiên chỉ một tuần sau đó, trong 3 ngày từ 19-21/10, Dragon Capital đã bán ròng hơn 1,4 triệu cổ phiếu KBC. Như vậy, từ ngày 12/10 tới ngày 28/10, nhóm quỹ Dragon Capital đã bán ròng tổng cộng hơn 12,6 triệu cổ phiếu KBC.

Dragon Capital bán ra cổ phiếu KBC trong bối cảnh mã này đang liên tục giảm sâu từ đầu tháng 8, hiện đang trong vùng đáy gần 23 tháng. Chốt phiên 4/11, cổ phiếu KBC giảm sàn về 16.500 đồng/cổ phiếu, "bốc hơi" hơn 64% giá trị so với đỉnh hồi đầu năm.

Cổ đông lớn HDG bán ra gần 1 triệu cổ phiếu

Ông Nguyễn Phương Đông, cổ đông lớn CTCP Tập đoàn Hà Đô (mã HDG) thông báo đã bán xong 930.000 cổ phiếu HDG vào ngày 27/10.

Sau giao dịch, ông Phương Đông đã giảm sở hữu tại HDG từ hơn 17,13 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,003% xuống còn 16,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 6,62%.

Trong phiên giao dịch 27/10, cổ phiếu HDG đã đảo chiều hồi phục mạnh sau chuỗi 5 phiên giảm mạnh và đóng cửa phiên 27/10 tại mức giá trần 27.200 đồng/cổ phiếu. Nếu tạm tính mức thị giá này, ông Phương Đông đã thu về khoảng 25,3 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu HDG.

Sau đó, cổ phiếu HDG tiếp tục chuỗi ngày khởi sắc, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/11, cổ phiếu HDG đứng tại mức giá 30.450 đồng/cổ phiếu, tăng gần 20% trong 6 phiên giao dịch, song sang phiên 4/11, cổ phiếu HDG quay đầu giảm gần 5% về 28.950 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu ngược dòng thị trường, lãnh đạo CKG muốn bán bớt cổ phần

Bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, mã CKG) đăng ký bán 500.000 cổ phiếu CKG.

Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 9/11 đến ngày 8/12/2022, theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh qua sàn, nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Nếu giao dịch thành công, bà Nguyễn Thị Hoa Lệ sẽ giảm sở hữu tại CKG từ 1,21 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,27% xuống còn gần 0,71 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,75%.

Trong khi đó, từ ngày 25/10 đến ngày 3/11, ông Quảng Trọng Sang, Thành viên độc lập, Phó chủ tịch HĐQT CKG đã bán xong 304.200 cổ phiếu trong tổng số 322.000 cổ phiếu đăng ký bán, do đảm bảo tỷ lệ cổ phần tại công ty.

Sau giao dịch, ông Quảng Trọng Sang còn nắm giữ 600.000 cổ phiếu CKG, tương ứng tỷ lệ 0,63%.

Ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Đức Hùng, Thành viên HĐQT vừa mua vào 88.000 cổ phiếu trong tổng 300.000 cổ phiếu đăng ký, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 29,3% tổng lượng đăng ký để nâng sở hữu từ 0% lên 0,0924% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện từ 3/10 đến 31/10.

Trên thị trường, cổ phiếu CKG là một trong những mã ngược dòng thị trường khá tốt trong 4 tháng rưỡi qua với mức tăng hơn gấp đôi từ 10.500 đồng/cổ phiếu (đóng cửa phiên 21/6) lên 27.000 đồng/cổ phiếu (phiên 4/11). Đáng chú ý, trong 10 phiên gần đây, mã này đã tăng gần 24%, đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/11 tại mức giá 27.000 đồng/cổ phiếu.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Tập đoàn Dabaco (Ảnh minh hoạ)

Dabaco lãi lớn trong quý I

Quý I/2024, Dabaco ghi nhận gần 3.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 41% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 73 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái từng lỗ 321 tỷ đồng.

Trên thực tế nhà ở riêng lẻ và chung cư trong khu vực trung tâm đều không còn nguồn hàng. (Ảnh: MarketTimes).

Bất động sản riêng lẻ và đất nền có thật sự tồn kho?

Bộ Xây dựng công bố lượng tồn kho tại các dự án trong quý I năm nay chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền. Tuy nhiên, một số đơn vị nghiên cứu cho rằng đất nền và nhà ở riêng lẻ đã trở lại sôi động hơn so với quý 4/2023.

Chat với BizLIVE