Đột phá kỷ nguyên số, HDBank là doanh nghiệp niêm yết vốn hóa lớn có BCTN tốt nhất 2022

Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết vốn hóa lớn năm 2022 do Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu Tư phối hợp tổ chức ngày 2/12 đã vinh danh HDBank là ngân hàng đứng đầu hạng mục BCTN tốt nhất.

Đây cũng là lần thứ 4 liên tiếp, HDBank được vinh danh Doanh nghiệp niêm yết vốn hóa lớn có Báo cáo thường niên (BCTN) tốt nhất cùng với các doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk, Petrolimex, SSI, VietinBank, MB Bank, ACB…

Phát biểu tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Việt Hà, Thành viên phụ trách Hội đồng quản trị HOSE cho biết, cuộc bình chọn đã thu hút 500 doanh nghiệp tham gia với gần 50 giải thưởng của 3 hạng mục, gồm báo cáo thường niên, báo cáo quản trị công ty và báo cáo phát triển bền vững. “Đây là giải thưởng uy tín được ghi nhận từ cơ quan quản lý”, bà Hà nhấn mạnh.

Theo bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc phụ trách HOSE, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc bình chọn, trong giai đoạn vừa qua, mặc dù thị trường chứng khoán có một số thay đổi, bà nhận thấy đây là kênh huy động vốn tích cực cho các doanh nghiệp.

Năm 2022 là năm cho thấy được khả năng vượt khó đi lên của các doanh nghiệp sau giãn cách. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, HDBank là doanh nghiệp niêm yết vốn hóa lớn dẫn đầu về chuyển đổi số, phát triển bền vững và có BCTN xuất sắc, rõ ràng, minh bạch.

Quảng cáo

BCTN của HDBank nêu bật được những thành tựu nổi bật, trình bày đầy đủ, lôi cuốn, khoa học về thông tin, cơ cấu tổ chức hoạt động. HDBank còn đầu tư soạn thảo BCTN bằng tiếng Anh đáp ứng thông lệ tốt. Đáng chú ý, BCTN của HDBank đã ghi nhận một số điểm nổi trội tại hạng mục công bố về danh sách công ty con, công ty liên kết, thông tin về lĩnh vực kinh doanh chính, cùng tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng tại các công ty này. Các phân tích tình hình kinh doanh, tài chính nội dung đầy đủ, rõ ràng, thông tin có tính thống nhất và kết nối, giúp cổ đông có thể nắm bắt tốt hơn về tình hình tài chính, hoạt động và quản trị của doanh nghiệp

Kết thúc Quý 3/2022, HDBank ghi nhận toàn bộ các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng cao. An toàn vốn đạt 15,3% thuộc những ngân hàng cao nhất và cao gần gấp hai lần so với yêu cầu tối thiểu 8%; lợi nhuận trước thuế đạt 9 tháng đầu năm đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 31,7% so với cùng kỳ và hoàn thành 82% kế hoạch năm. ROE đạt 25,2%, ROA đạt 2,2% và thuộc những ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả.

Bên cạnh đó, HDBank không ngừng đẩy mạnh việc tự động hoá các quy trình trọng yếu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. Năng lực công nghệ của HDBank được các đối tác và các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá cao khi Ngân hàng cùng tham gia thực hiện thành công các dự án lớn của quốc gia như: xây dựng website huy động Quỹ Vaccine, phối hợp với FPT để khắc phục sự cố nghẽn mạng tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM…

Hướng đến những giá trị bền vững, HDBank cung cấp những giải pháp tài chính tốt nhất cho các khách hàng trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và các phương án sản xuất thân thiện với môi trường. Bên cạnh nguồn lực sẵn có, HDBank ký kết các thỏa thuận hợp tác với tổng trị giá 700 triệu USD với các đối tác nước ngoài là Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp), DEG (định chế Tài chính Phát triển thuộc Ngân hàng Tái thiết KFW của Đức) và Quỹ Đầu tư Quốc tế Affinity về nội dung phát triển bền vững.

Song song, HDBank luôn chủ động, tích cực trong các hoạt động an sinh xã hội như: trao tặng kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, phẫu thuật mắt, bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo; trao học bổng cho học sinh- sinh viên vượt khó; thăm hỏi các Trung tâm Bảo trợ xã hội,…

HDBank đã khẳng định vị thế và vai trò của Ngân hàng, tạo dựng các giá trị lâu dài cho nền kinh tế cũng như cộng đồng, xã hội, tăng cường khả năng truyền tải thông tin đến các nhà đầu tư, hướng đến quản trị hiệu quả và phát triển ngày càng bền vững.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua