Đổi trái phiếu sang sản phẩm bất động sản: Cần tránh nguy cơ chuyển sang một tài sản rủi ro khác

Trong bối cảnh hiện nay, dù được xem là giải pháp phù hợp đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, song việc đổi trái phiếu sang sản phẩm bất động sản cũng cần các trái chủ xem xét cẩn trọng về cơ sở pháp lý, tính thanh khoản, mức giá cả và chất lượng ...

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản (BĐS) không thể thanh toán gốc và lãi trái phiếu đúng hạn, thì đổi trái phiếu sang sản phẩm BĐS sẽ là giải pháp tốt cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Tuy vậy, nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ tình trạng của dự án mà doanh nghiệp phát hành muốn “đổi hàng”. Bởi nếu không, nhà đầu tư có nguy cơ chuyển sang một tài sản rủi ro khác.

Một giải pháp phù hợp

Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu Khí (PSI) có văn bản gửi đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) về việc chậm thanh toán lô trái phiếu NVLH2123009 phát hành ngày 12/08/2021.

Liên quan đến vấn đề này, Novaland cho biết, doanh nghiệp đã rất nỗ lực thực hiện thanh toán phần lãi đến hạn. Bên cạnh đó, công ty đề xuất trong thời hạn 2 tháng sẽ cùng trái chủ đưa ra phương án thanh toán tiền gốc trái phiếu phù hợp với thực tế dòng tiền của mình.

Đáng chú ý, các phương án được đề xuất bao gồm giãn thời hạn thanh toán tiền gốc trái phiếu trong thời gian phù hợp, hoặc hoán đổi tiền gốc trái phiếu với các sản phẩm BĐS do công ty đang đầu tư và phát triển.

“Các phương án này đảm bảo về mặt pháp lý và phù hợp với định hướng xử lý các vấn đề liên quan đến trái phiếu trong bối cảnh hiện nay, theo nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ mà Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ. Đây cũng là những giải pháp phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích cho các trái chủ trong bối cảnh hiện tại".” Novaland cho biết.

Đây không phải là trường hợp duy nhất, trước đó thay vì mua lại trái phiếu phát hành, thanh toán tiền cho trái chủ, nhiều doanh nghiệp phát hành khuyến khích nhà đầu tư đổi sang sản phẩm BĐS với các lựa chọn nhằm bảo đảm an toàn khi có giao dịch với doanh nghiệp, gồm:

- Nhà đầu tư sử dụng giá trị khoản thanh toán đến hạn để mua ngay các bất động sản và nhận chiết khấu 20% theo giá bán niêm yết của chủ đầu tư cho các khách hàng hiện hữu. Đối với khoản thanh toán chưa đến hạn, nếu nhà đầu tư có nhu cầu đặt mua bất động sản thì cũng áp dụng như trên.

- Nhà đầu tư có khoản thanh toán đến hạn hoặc chưa đến hạn sử dụng khoản thanh toán để đầu tư các bất động sản của chủ đầu tư kèm theo cam kết mua lại, và chính sách ưu đãi lớn, giảm tới 50% theo giá bán niêm yết của chủ đầu tư.

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh đó, doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản phải đối mặt với một lượng lớn trái phiếu đến hạn trả nợ.Với áp lực này, nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ phải bán tài sản hoặc vay ngân hàng hay nguồn nào đó để trả nợ.

Tuy vậy, trên thực tế các doanh nghiệp cũng không có nhiều tài sản để cầm cố vay ngân hàng, nhiều tài sản là dự án dang dở nên cũng không bán đi được.

Quảng cáo

Vì vậy, trong thời điểm hiện nay, việc đổi từ trái phiếu sang sản phẩm BĐS là một biện pháp để giúp cho doanh nghiệp có thể trả nợ trái phiếu và lãi suất đúng hạn, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

“Giải pháp cũng này sẽ tạo cơ hội cho người dân có thể mua được nhà ở với giá rẻ hơn thị trường, đồng thời chứng minh bên phát hành trái phiếu có tài sản để đảm bảo, giúp người dân yên tâm hơn khi đầu tư” ông Thịnh nhìn nhận.

Những rủi ro hiện hữu

Tuy vậy, nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ tình trạng pháp lý của dự án bất động sản mà doanh nghiệp phát hành muốn “đổi hàng”. Bởi nếu không, nhà đầu tư có nguy cơ chuyển sang một tài sản rủi ro khác.

Theo ông Thịnh, thứ nhất nhà đầu tư phải lưu ý BĐS đó phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý để mua bán được, bởi nhiều dự án bây giờ vẫn chưa đủ tính pháp lý.

Thứ 2, nhà đầu tư cần phải xem xét và thỏa thuận giá cả, nếu mua giá nhà cao quá trong trường hợp sau này có thể không bán được hoặc bán với mức giá thấp gây thiệt cho bản thân.

Thứ 3, cần phải xem loại hình BĐS là gì? Có khả năng thanh khoản không? Bởi, có những loại BĐS xây dựng và phát triển nhưng không bán được cho ai vì dùng cho một mục đích nên khó bán.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Hà, Luật Công ty luật SB Law cho rằng, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp không thể thanh toán gốc và lãi trái phiếu đúng hạn, thì đổi trái phiếu sang sản phẩm BĐS sẽ là giải pháp tốt.

“Nếu nhà đầu tư không đồng ý đổi trái phiếu sang sản phẩm BĐS. Trong trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu phá sản, theo thứ tự ưu tiên trả nợ, thì nhà đầu tư có thể là mất trắng. Vì vậy, nhà đầu tư nên cân nhắc để có quyết định với từng hoàn cảnh điều kiện của dự án, đây là thỏa thuận giữa các bên”, ông Hà lưu ý.

Tuy vậy, về mặt luật pháp, ông Hà cho rằng vẫn có những bất lợi cho nhà đầu tư. Cụ thể, việc mua trái phiếu đang là giao dịch cho vay theo quy định pháp luật, nếu chuyển sang giao dịch mua bán BĐS là giao dịch dân sự. Khi xảy ra tranh chấp thì cũng khó xử lý.

“Giao dịch mua bán trái phiếu thì Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán nhà nước sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư. Nếu chuyển sang hợp đồng mua bán BĐS thì đây là giao dịch dân sự thì Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán không có trách nhiệm gì ở đây. Trong trường hợp có tranh chấp thì phải ra tòa. Điều này ảnh hưởng đến rủi ro quyền lợi của nhà đầu tư”, ông Hà nếu rõ.

Vì vậy, ông Hà cho rằng, phía cơ quan nhà nước cần xây dựng cơ sở pháp lý liên quan đến việc mua bán chuyển nhượng BĐS đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Về dài hạn, để giải quyết được vấn đề thanh khoản của doanh nghiệp bất động sản thì cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý trong việc tháo gỡ pháp lý.

Với riêng doanh nghiệp bất động sản, cần phải chủ động hạ giá bán sản phẩm, từ đó, có thể kích thích dòng tiền bắt đáy sớm tạo thanh khoản cho thị trường.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

PGBank chuẩn bị họp đại hội bất thường để bầu bổ sung nhân sự cấp cao

PGBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 tới để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030, sau khi một số ứng viên rút hồ sơ.

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025