ĐHĐCĐ VPBank: Đã nhận 3.500 tỷ đồng từ SMBC, 100% TPDN có tài sản đảm bảo

Chủ tịch VPBank cho biết, dự kiến đến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 sẽ hoàn tất thương vụ và đối tác Nhật Bản hoàn tất chuyển tiền để ngân hàng thực hiện tăng vốn.

Chiều nay (18/4), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank (mã VPB) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023.

Kế hoạch lợi nhuận hơn 24.000 tỷ đồng, tăng mạnh vốn điều lệ

Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc ngân hàng cho biết, đến cuối năm 2022, quy mô vốn chủ sở hữu của VPBank đã chính thức cán mốc hơn 103 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2021 và đạt mức tăng trưởng kép 28,4% trong 5 năm, thuộc nhóm đứng đầu toàn ngành.

Cũng trong năm 2022, VPBank đã thực hiện phát hành cổ phiếu với tỷ lệ 50% để chia cổ tức cho cổ đông, từ đó tăng vốn điều lệ lên 67 nghìn tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống. Tỷ lệ CAR hợp nhất của VPBank theo Thông tư 41 đạt 15%, cao hơn rất nhiều so với yêu cầu 8% của Ngân hàng Nhà nước.

Cũng theo Tổng giám đốc VPBank, với nguồn vốn dồi dào sau thương vụ bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho SMBC năm 2021, ngân hàng đã tiến hành tăng vốn điều lệ cho công ty con VPBankS lên hơn 15 nghìn tỷ đồng.

Năm nay, ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế vượt 24.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2022. Năm ngoái, VPBank ghi nhận khoản thu nhập bất thường khoảng 7.000 tỷ đồng từ doanh thu trả trước của hợp đồng bảo hiểm độc quyền tái ký với AIA. Do đó, mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến năm nay sẽ đạt 53% nếu tính trên hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Với các chỉ tiêu khác, VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản đến cuối năm 2023 đạt gần 880.000 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu năm. Huy động vốn và dư nợ cấp tín dụng tăng lần lượt 41% và 33%. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng riêng lẻ kiểm soát dưới 3%.

Cũng tại đại hội, lãnh đạo ngân hàng trình cổ đông kế hoạch tăng vốn, gồm phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và phát hành cho cổ đông chiến lược.

Trong đó, VPBank dự kiến phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu cho đối tác chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), với giá chào bán hơn 30.159 đồng/cổ phiếu. Thỏa thuận này đã được VPBank và SMBC ký hồi cuối tháng 3 và đang chờ phê duyệt từ phía Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán.

Bên cạnh đó, ngân hàng dự kiến chào bán hơn 30 triệu cổ phiếu cho người lao động với mức giá dự kiến là 10.000 đồng (tương đương chưa đầy 50% thị giá hiện tại của cổ phiếu VPB).

Lãnh đạo VPBank cho biết, số cổ phiếu này phát hành từ nguồn cổ phiếu quỹ và bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm, với mức phong tỏa được nới từng phần theo quyết định của HĐQT. Các thành viên HĐQT không điều hành không được mua.

Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ đạt hơn 79.000 tỷ đồng, đứng đầu hệ thống ngân hàng. VPBank cho biết, trong số 11.905 tỷ đồng vốn điều lệ tăng thêm, ngân hàng sẽ dùng 11.000 tỷ đồng để tăng trưởng nguồn vốn trung dài hạn phục vụ cho nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng và 905 tỷ đồng còn lại được đầu tư vào hạ tầng, cơ sở vật chất phát triển hệ thống công nghệ thông tin lớn.

Chia cổ tức 10% bằng tiền, tham gia tái cơ cấu một tổ chức tín dụng

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, khoản lợi nhuận thuần trong năm có thể phân phối cho cổ đông là gần 18.168 tỷ đồng, sau khi trích lập các quỹ, số lợi nhuận còn lại là 15.288 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng dự định chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Tổng mức chi trả dự kiến hơn 7.900 tỷ đồng, tính trên tổng cổ phiếu lưu hành sau các khi phát hành ESOP và chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho SMBC. Thời gian thực hiện vào quý 2, 3 năm nay.

Một nội dung đáng chú ý tại đại hội, HĐQT trình cổ đông thông qua là việc tham gia vào các phương án cơ cấu lại/hỗ trợ tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng yếu kém hoặc các hình thức khác với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác. Giá trị giao dịch, góp vốn từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của ngân hàng ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

Lợi nhuận ngân hàng riêng lẻ đạt hơn 4.000 tỷ đồng quý 1/2023, FE Credit vẫn lỗ

Trả lời câu hỏi của cổ đông liên quan đến những động lực giúp ngân hàng đạt được kế hoạch tham vọng trong bối cảnh rất nhiều khó khăn trong năm nay, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc ngân hàng cho biết, kế hoạch tham vọng của VPBank được xây dựng trong chiến lược 5 năm.

Quảng cáo

“Đúng là thời điểm này đã có những thay đổi, rất nhiều khó khăn trong nền kinh tế vĩ mô nhưng chúng tôi vẫn duy trì mục tiêu, động lực tăng trưởng 35-37% ở các chỉ tiêu. Theo đó, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ ở mảng retail và SME”, ông Vinh cho biết.

Theo cập nhật từ Tổng giám đốc VPBank, đến cuối tháng 3, dư nợ tín dụng của mảng retail đã đạt 200 nghìn tỷ đồng, đồng thời, đóng góp hơn 60% số dư huy động của toàn ngân hàng khi 3 tháng đầu năm huy động tăng trưởng gần 40 nghìn tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có tăng trưởng cao nhất mảng này.

Đối với mảng SME, ông Vinh khẳng định, mặc dù có những khó khăn nhất định khi kinh tế suy thoái nhưng vẫn tăng trưởng khá tốt, với mức tăng từ 35-40%.

Ngoài ra, ngân hàng cũng quyết định chuyển phân khúc doanh nghiệp vừa và lớn thành phân khúc chính, xác định đây là những phân khúc có thể thúc đẩy. Ngoài ra, FDI cũng là một phân khúc quan trọng của ngân hàng trong thời gian tới.

“Hiện chúng tôi đang phục vụ hơn 80 doanh nghiệp FDI nhưng mục tiêu sẽ tăng lên 300-600 doanh nghiệp trong thời gian tới. Chúng tôi sẽ phối hợp với SMBC để phục vụ phân khúc này, trong đó trọng tâm là dịch vụ và huy động”, ông Vinh nói.

Một số động lực khác, theo Tổng giám đốc VPBank đến từ transaction banking, đưa nền tảng thúc đẩy nền tảng thanh toán cho cá nhân và doanh nghiệp. Trong 3 tháng đầu năm, ngân hàng đã thu hút được hơn 1 triệu khách hàng mới, mục tiêu năm nay tăng 3,5 triệu khách hàng cá nhân mới.

Động lực nữa đến từ công ty chứng khoán, năm vừa qua dù mới ra đời nhưng công ty này đóng góp 500 tỷ lợi nhuận cho VPBank, năm nay con số lợi nhuận dự kiến tăng gấp 3.

Cập nhật về tình hình kinh doanh quý 1/2023, ông Vinh cho biết, lợi nhuận riêng lẻ của ngân hàng đạt hơn 4.000 tỷ, tăng trưởng tín dụng đạt 7%, huy động tăng 11,5%.

Tổng giám đốc VPBank cũng cho biết, tình hình kinh doanh tại FE Credit hiện vẫn rất khó khăn, quý 1 vẫn lỗ, tuy nhiên, ngân hàng đã có kế hoạch để dần khắc phục tình hình.

“Khủng hoảng thanh khoản cuối năm 2022 tiếp tục thể hiện trong quý 1, với việc các doanh nghiệp tiếp tục bị giảm đơn hàng, khách hàng cá nhân thì nhiều khoản vay do lãi suất tăng cao dẫn đến không có khả năng trả nợ, đặc biệt tại một số dự án xảy ra mâu thuẫn giữa nhà phát triển với người mua nhà dẫn đến nảy sinh nợ xấu”, ông Vinh nói.

Theo đó, kết thúc quý 1/2023, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ của VPBank đã lên 2,6%, so với mức 2,19% cuối năm trước và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong quý 2 tới. Dù vậy, Tổng giám đốc VPBank cho biết, ngân hàng sẽ có các biện pháp kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm dần bắt đầu từ quý 3 và đến cuối năm nay sẽ đưa về mức 2,2%.

Đã nhận 3.500 tỷ đồng từ SMBC

Liên quan đến thương vụ bán vốn cho SMBC, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Vpbank cho biết, ngày 17/4, ngân hàng đã nhận được khoản đặt cọc 10%, tương đương 3.500 tỷ đồng từ hợp đồng bán 15% vốn từ đối tác Nhật. Dự kiến đến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 sẽ hoàn tất thương vụ và đối tác hoàn tất chuyển tiền để ngân hàng thực hiện tăng vốn.

Chủ tịch VPBank cũng thông tin, VPBank là một trong 4 ngân hàng tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém thuộc diện chuyển giao bắt buộc. “Hiện chúng tôi vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất, chờ phê duyệt từ cơ quan chức năng”, ông Dũng nói.

Về kế hoạch chia cổ tức, ông Dũng cho biết, trong chiến lược 5 năm phát triển của ngân hàng đã có đề xuất chia cổ tức bằng tiền trong 5 năm liền. “Với nền tảng vốn đã có, chúng ta đủ vốn để duy trì tăng trưởng cao trong 5 năm tiếp theo và chúng ta được phép dùng 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông”, Chủ tịch VPBank cho biết.

60% là trái phiếu bất động sản

Liên quan đến vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Vinh thừa nhận, VPBank là một trong những nhà băng nắm nhiều trái phiếu doanh nghiệp, trị giá khoảng hơn 30 nghìn tỷ đồng ở thời điểm hiện tại, giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Trong đó, gần 60% là trái phiếu BĐS.

“Hiện chúng tôi đang hỗ trợ hơn 40 dự án BĐS từ lớn đến nhỏ, nhưng không một nhà đầu tư nào chiếm quá 1% tổng dư nợ của ngân hàng. Chúng tôi đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm sẽ giảm 50% lượng trái phiếu nắm giữ”, ông Vinh nói.

Tổng giám đốc VPBank cũng khẳng định, 100% trái phiếu tại ngân hàng đều có tài sản đảm bảo, VPBank trực tiếp quản lý số tài sản đảm bảo này nêu có thể dễ dàng xử lý trong điều kiện doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chi trả khi trái phiếu đến hạn. Ông Vinh cũng nhấn mạnh ngân hàng chỉ cân nhắc giãn nợ trong trường hợp doanh nghiệp thực sự khó khăn.

Theo Laodongcongdoan.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Năm thứ 2 liên tiếp MSB lọt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính

Ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) được vinh danh thuộc Top 10 doanh nghiệp niêm yết ngành tài chính có Báo cáo thường niên tốt nhất. Giải thưởng nằm trong khuôn khổ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024 (VLCA) do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tư phối hợp tổ chức. Sau 4 năm niêm yết cổ phiếu trên Hose, đây là năm thứ 2 liên tiếp MSB nhận danh hiệu này.

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB Chi tiêu thông minh cho gia đình, lựa chọn thẻ tín dụng MSB Mastercard Family

Giải mã sức hút của gói cho vay mua nhà linh hoạt bậc nhất thị trường

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của VIB không chỉ đáp ứng nhu cầu vay mua nhà của hàng nghìn gia đình, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt bậc, đạt 7% trong quý III/2024, gấp đôi mức trung bình ngành.

VIB: Lợi nhuận đạt 4.600 tỷ, tín dụng và huy động vốn tăng trưởng 5% trong 6 tháng đầu năm 2024 VIB huy động thành công 1.000 tỷ đồng từ trái phiếu

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua