Đến giữa tháng 6, tăng trưởng tín dụng mới đạt 3,79%

Số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng cải thiện dần qua các tháng, nhưng với tình hình hiện tại, sẽ khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến hết quý II đạt 5 -6% mà NHNN đã đề ra.

0729b5cc4019e347ba08-1975.jpg
Hội nghị trực tuyến toàn ngành về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024 của NHNN.

Sáng 19/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024.

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đến 14/6/2024, tăng trưởng tín dụng tăng 3,79% so với cuối năm 2023.

Dù số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng cải thiện dần qua các tháng, nhưng với tình hình hiện tại, sẽ khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến hết quý II đạt 5 -6% mà NHNN đã đề ra.

Lãnh đạo NHNN cũng cho biết, tại một số địa phương tăng trưởng tín dụng còn thấp; có những TCTD tăng trưởng tín dụng thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng chung, thậm chí tăng trưởng âm.

Điều đó cho thấy về tổng thể cầu tín dụng trong nước chưa có sự phục hồi mạnh mẽ, nhiều ngành sản xuất, dịch vụ là các động lực truyền thống của nền kinh tế vẫn còn những khó khăn nhất định, một bộ phận khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng chưa xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi, chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, cùng với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân.

Quảng cáo

Từ nay đến cuối năm, với những chỉ đạo quyết liệt hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, thị trường, phối hợp giải quyết, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng các tháng cuối năm tăng trưởng khả quan.

Theo đó, Nhà điều hành tiếp tục xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm điều hành tín dụng 6 tháng cuối năm 2024.

Cụ thể, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu tại Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Trong điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, lãi suất tiếp tục được điều hành ổn định theo hướng từng bước giảm mặt bằng lãi suất chung trong nền kinh tế; điều hành hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục có các giải pháp khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo sự hài hòa giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động; tiếp tục chỉ đạo các TCTD công bố công khai lãi suất cho vay bình quân.

Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn Luật các TCTD năm 2024 đảm bảo hiệu lực thi hành Luật từ 01/7/2024; đồng thời, tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung một số văn bản QPPL nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn có tính mùa vụ cao đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực (lúa gạo, cà phê, thủy sản,…); rà soát để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế: lĩnh vực bất động sản, các dự án hạ tầng giao thông, các ngành như xi măng, sắt, thép, vật liệu xây dựng,…; Triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển NOXH; chương trình cho vay 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản; Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; Rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, TSBĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; mở rộng tín dụng cho SXKD, phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Tiếp tục rà soát để hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, như sửa đổi chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng theo hướng ưu đãi hơn; báo cáo cấp có thẩm quyền về chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Theo dõi sát tình hình triển khai Thông tư 06/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Theo nhipsongkinhdoanh.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Vụ việc tại PGD Cam Ranh: Sacombank sẽ tiếp tục kháng cáo

Vụ kiện dân sự giữa khách hàng Hồ Thị Thùy Dương với Sacombank đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Vụ kiện này có liên quan đến vụ án hình sự đã có kết luận điều tra, đang chờ xét xử xảy ra tại PGD Cam Ranh (CN Khánh Hòa) vào tháng 10/2022.

Sacombank, Visa và 3 ví điện tử hàng đầu kết nối thanh toán QR Code Mở thẻ tín dụng Sacombank JCB và thanh toán để được hoàn 600.000 đồng

LPBank muốn huy động 6.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu

Nhằm tăng vốn cấp 2 và đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn của khách hàng, LPBank dự kiến sẽ phát hành lượng trái phiếu với tổng giá trị tối đa là 6.000 tỷ đồng.

LPBank dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu, chuyển sang trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 16,8% Cổ phiếu LPBank giao dịch thỏa thuận khối lượng lớn

Các cuộc bầu cử chi phối chứng khoán châu Âu phiên 4/7

Trong phiên giao dịch 4/7, thị trường chứng khoán châu Âu đi lên, nhờ triển vọng cắt giảm lãi suất tại Mỹ và dự đoán Công đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Anh.

HOSE cắt margin 79 mã chứng khoán, vẫn là những cổ phiếu quen thuộc HVN, FRT, HBC, HAG… Chứng khoán thế giới nửa đầu năm 2024: Thăng hoa và nhiều biến số

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về lỗi xác thực sinh trắc học?

Lãnh đạo NHNN cho biết trong ngày đầu triển khai sinh trắc học, số lượng giao dịch tại các ngân hàng tăng từ 10-20 lần so với ngày bình thường, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao dịch tại một số ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay các giao dịch cơ bản được thông suốt.

Các tổ chức tín dụng đã cung cấp cho Bộ Tài chính hơn 130 triệu tài khoản thanh toán của người nộp thuế Đến giữa tháng 6, tăng trưởng tín dụng mới đạt 3,79%

Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý II: “Người lên cao vút, kẻ xuống mất hút!”

Kết thúc quý II/2024, phần lớn ngân hàng được dự báo ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng khả quan, từ 10-60%. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số thành viên có thể ghi nhận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.

Nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương sẽ kéo dài đến khi nào? Ngân hàng dồn dập phát hành trái phiếu kê vốn

Vụ trưởng Vụ Thanh toán: Từ ngày 1/1/2025, không cung cấp dữ liệu sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trên phương tiện điện tử

"Điều kiện để được cung ứng dịch vụ trên môi trường Internet là thông tin phải được xác thực sinh trắc học với Bộ Công an". Đây là khẳng định của ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh Toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong Hội thảo “Xây dựng quy trình phối

Chuyển tiền quốc tế qua ngân hàng nào có nhiều ưu đãi ? Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay

Toà phúc thẩm: Khách hàng có lỗi khi cài phần mềm độc hại, nên mất 14,6 tỷ đồng

Toà phúc thẩm đánh giá, theo đơn tố cáo của bà Chúc về hai đối tượng lừa đảo có thể thấy lỗi của bà Chúc khi cài đặt các phần mềm độc hại mà họ yêu cầu, "gián tiếp cung cấp" cho chúng tên đăng nhập, mật khẩu, OTP để giao dịch trên ngân hàng điện tử. Việc

Techcombank huy động thêm 5.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu Techcombank sắp tăng vốn điều lệ lên hơn 70.000 tỷ đồng

Các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng diễn ra an toàn, thông suốt

Sau những “trục trặc” nhỏ trong ngày đầu tiên thực hiện xác thực sinh trắc học đối với các giao dịch chuyển tiền trực tuyến từ 10 triệu đồng trở lên (ngày 1/7), đến ngày 2/7, việc chuyển tiền đã diễn ra bình thường và thông suốt.

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền TPBank hoàn tất áp dụng xác thực khuôn mặt bảo vệ tài khoản khi giao dịch trước 10 ngày

VietinBank Premium tri ân khách hàng bằng sự kiện âm nhạc đỉnh cao tại Hà Nội

Đánh dấu hành trình 36 năm Nâng giá trị cuộc sống và 10 năm khẳng định vị thế, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp nhất tại thị trường Việt Nam, VietinBank Premium tri ân, dành tặng khách hàng Sự kiện âm nhạc diễn ra tại Hà Nội vào tháng 7 này.

Rủ bạn mở mới tài khoản VietinBank - Nhận tiền thưởng vô hạn Khối ngoại rút hơn 1.200 tỷ khỏi cổ phiếu VietinBank trong chưa đầy 1 tháng

Ngân hàng dồn dập phát hành trái phiếu kê vốn

Trong bối cảnh tăng trưởng tiền gửi đang chậm lại, các ngân hàng Việt đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn thị trường để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn và đảm bảo các yêu cầu về an toàn vốn cho tăng trưởng kinh doanh.

Mất hơn 26 tỷ đồng vì bị lừa liên quan đến án ma túy, rửa tiền

Ngày 2/7/2024, tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử vụ kiện của khách hàng Trần Thị Chúc, bị lừa đảo và đánh cắp hơn 26 tỷ đồng trong 2 tài khoản tại 2 ngân hàng. Đây là vụ việc điển hình về tội phạm công nghệ trên nền tảng thanh toán số, với chiêu bài giả mạo công an đe dọa nạn nhân liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền.

Nhân viên ngân hàng kịp thời ngăn chặn thành công chiêu lừa đảo 3,2 tỷ đồng qua mạng Số vụ lừa đảo qua email ở Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á

Vietcombank chuẩn bị họp bàn chuyện phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn

Được biết, kế hoạch chào bán riêng lẻ 6,5% cổ phần đã được ban lãnh đạo Vietcombank đề cập từ năm 2022 nhưng chưa được triển khai do điều kiện kinh tế vĩ mô chưa thuận lợi.

Vietcombank sẽ bán vàng tại 6 địa điểm, không mua vàng từ người dân Vốn hoá FPT đã vượt PV GAS, chỉ còn sau Vietcombank, BIDV, Hòa Phát

MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022 – 2026, MB xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược. Là ngân hàng tiên phong ứng dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đến nay, MB trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho cả 3 trụ cột từ năm 2020.

MB phát hành hơn 19 triệu cổ phiếu ESOP với giá bằng nửa giá thị trường MB tăng vốn điều lệ lên 53.063 tỷ đồng, cao thứ 5 toàn hệ thống