Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để khởi công cao tốc Bắc - Nam cuối năm 2022

Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 phấn đấu khởi công trong tháng12/2022, khi công tác giải phóng mặt bằng cơ bản hoàn thành.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các địa phương thi đua

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thông tin về tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2). Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng đang khó khăn, có thể ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai dự án.

Theo Bộ GTVT, hiện tại, việc kiểm kê tài sản trên đất ở Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên và công tác lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số địa phương còn chậm.

Trên cơ sở phạm vi giải phóng mặt bằng do Bộ GTVT bàn giao, UBND các tỉnh giao Hội đồng giải phóng mặt bằng các địa phương triển khai đo đạc tại thực địa. Đến nay, việc này cơ bản hoàn thành với diện tích thu hồi đạt 5.854 ha trên tổng số 6.303 ha, đạt 93%.

Một số tỉnh lập và phê duyệt phương án bồi thường theo từng đợt, gồm tỉnh Hà Tĩnh với đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi đạt 47%, đoạn Vũng Áng - Bùng đạt 50%.

Tỉnh Quảng Bình có đoạn Vũng Áng - Bùng đạt 3%, đoạn Bùng - Vạn Ninh đạt 1%. Tỉnh Quảng Ngãi có đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đạt 30%

Tỉnh Bình Định có đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đạt 13%, đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn đạt 0,3%, đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh đạt 23%. Tỉnh Cà Mau có đoạn Hậu Giang - Cà Mau đạt 12%.

Các tỉnh Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang chưa phê duyệt phương án bồi thường.

Giải phóng mặt bằng là bài toán khó của các dự án đường bộ
Giải phóng mặt bằng là bài toán khó của các dự án đường bộ

Theo số liệu của Bộ GTVT, tính đến ngày 10/10, tổng số hộ bị ảnh hưởng là 40.100 hộ và phải tái định cư 6.637 hộ.

3/12 tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau) có sẵn khu tái định cư để sử dụng cho dự án. 9/12 tỉnh cần xây dựng 166 khu tái định cư với tổng diện tích khoảng 481 ha.

Về công tác di dời hạ tầng kỹ thuật, đa số chủ đầu tư hoàn thành chỉ định thầu đơn vị tư vấn lập phương án di dời công trình hạ tầng kỹ thuật. Theo thống kê, có 199 vị trí đường điện cao thế bị ảnh hưởng cần di dời hoặc nâng cao tĩnh không.

Để bảo đảm tiến độ dự án, Bộ GTVT đề nghị Phó thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Bình Định, TP Cần Thơ hoàn thành công tác đo đạc tại thực địa trước ngày 15/10. UBND các tỉnh Quảng Trị, Bình Định, Phú Yên đẩy nhanh công tác kiểm kê tài sản trên đất, hoàn thành toàn bộ trong tháng 10.

Hiện Bộ GTVT giao kế hoạch vốn hơn 7.174 tỷ đồng cho các địa phương để triển khai công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2. Các địa phương giải ngân hơn 408 tỷ đồng, trong đó Hà Tĩnh 220 tỷ đồng, Quảng Bình 15,6 tỷ đồng, Bình Định 118,8 tỷ đồng, Cà Mau 54 tỷ đồng.

Khởi công cuối tháng 12/2022

Bộ GTVT phê duyệt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2. Đến nay, các chủ đầu tư trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật các đoạn tuyến tổng chiều dài 208 km trên tổng số 721,2 km của toàn dự án, đạt 29%. Dự kiến đến ngày 5/11 sẽ phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán toàn bộ 12 dự án thành phần.

Hiện Bộ GTVT tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trong đó, kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán các gói thầu khởi công dự kiến xong trước ngày 20/11. Trước ngày 20/11, công tác lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cũng được hoàn thành.

Công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp, tư vấn giám sát phải hoàn thành trước ngày 16/12, hoàn thành ký hợp đồng xây lắp trước ngày 20/12, chuẩn bị công tác khởi công các gói thầu đầu tiên từ ngày 21-24/12.

cao tốc
Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 phấn đấu khởi công muộn nhất ngày 24/12

Các gói thầu còn lại hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu và tổ chức thi công trong quý 1/2023.

Vấn đề được quan tâm là kiểm toán các gói thầu trước khi chỉ định thầu. Trước đó, Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán các gói thầu của dự án trước khi chỉ định thầu. Tuy nhiên, hiện nay Kiểm toán nhà nước đang đợi ý kiến chấp thuận của Quốc hội để triển khai thực hiện.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Chat với BizLIVE