“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX

Quỹ Phần Lan Pyn Elite Fund đã mua 3,2 triệu cổ phiếu HAX và 2 triệu cổ phiếu DBC trong cùng ngày 27/12/2024.

“Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX

Pyn Elite Fund nâng sở hữu tại Dabaco và Haxaco

Pyn Elite Fund báo cáo đã nâng sở hữu tại Dabaco (mã DBC) từ 19,4 triệu cổ phiếu (5,8% vốn) lên thành 21,4 triệu cổ phiếu (6,4% vốn). Phiên ngày 27/12/2024 ghi nhận 2 triệu cổ phiếu DBC được giao dịch theo phương thức thỏa thuận, có thể đây là giao dịch của quỹ ngoại. Giá trị sang tay gần 58 tỷ đồng (trung bình 28.830 đồng/cổ phiếu).

Trước đó, Pyn Elite báo cáo sở hữu 23,1 triệu cổ phiếu DBC (6,9% vốn) tại thời điểm 5/11/2024. Như vậy, quỹ đã bán ròng 1,7 triệu cổ phiếu từ 6/11/2024 - 26/12/2024, trước khi quay lại mua 2 triệu cổ phiếu nêu trên.

Cùng ngày 27/12/2024, Pyn Elite Fund đã mua vào 3,2 triệu cổ phiếu HAX của Công ty CP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh, nâng sở hữu lên 10,9 triệu cổ phiếu (10,1% vốn). Tương tự DBC, HAX cũng ghi nhận khối lượng thỏa thuận phiên 27/12/2024 bằng đúng lượng quỹ ngoại mua vào. Giá trị thỏa thuận đạt 56,5 tỷ đồng (trung bình 17.500 đồng/cổ phiếu).

Pyn Eilte Fund vừa trở thành cổ đông lớn tại Haxaco từ đầu tháng 12/2024. Trong hai ngày 10-11/12, quỹ đã mua tổng cộng 2,2 triệu cổ phiếu HAX, trước khi tiếp tục mua 3,2 triệu cổ phiếu vào ngày 27/12.

Chủ tịch Hapaco đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu HAP

Ông Vũ Dương Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Tập đoàn Hapaco (mã HAP), đăng ký mua gần 10,5 triệu cổ phiếu, tương đương 9,4% vốn. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 7/1 đến 5/2.

Sau giao dịch, ông Vũ Dương Hiền sẽ nâng sở hữu tại Hapaco từ 14,4 triệu cổ phiếu (12,9% vốn) lên thành 24,8 triệu cổ phiếu (22,4% vốn).

Ông Vũ Dương Hiền hiện đang là cổ đông lớn duy nhất tại Hapaco. Bên cạnh đó, ba người con của ông Hiền gồm ông Vũ Xuân Thủy - Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng Giám đốc, ông Vũ Xuân Thịnh - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc và ông Vũ Xuân Cường - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc đang sở hữu tỷ lệ lần lượt 4,4% vốn, 4,3% vốn và 3,7% vốn.

Nếu giao dịch nêu trên hoàn tất, tổng sở hữu của nhóm cổ đông gia đình ông Hiền sẽ tăng lên mức 34,8% vốn.

Quảng cáo

Quỹ thuộc VinaCapital muốn mua 1,5 triệu cổ phiếu KDH

Quỹ đầu tư Cổ phiếu kinh tế hiện đại VinaCapital đăng ký mua mới 1,5 triệu cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã KDH), tương đương 0,148% vốn.

Giao dịch của Quỹ đầu tư Cổ phiếu kinh tế hiện đại VinaCapital dự kiến được thực hiện từ ngày 8 - 24/1. Cổ phiếu KDH hiện giao dịch trên thị trường quanh mức 35.000 đồng/cổ phiếu, ước tính theo thị giá này, khối lượng quỹ muốn mua trị giá khoảng hơn 52 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, Công ty CP Quản lý quỹ VinaCapital đã bán hết 23.425 cổ phiếu KDH từ ngày 25 - 31/12/2024. Một thành viên VinaCapital khác là Vietnam Ventures Limited cũng đã bán 1,5 triệu cổ phiếu từ 5 - 6/12/2024, hạ sở hữu về 7,4 triệu đơn vị, tương ứng với 0,73% vốn.

Cổ đông lớn nhất của VRC thoái bớt vốn

Trong phiên giao dịch ngày 30/12/2024, bà Trần Thị Vân, cổ đông lớn của Công ty CP Bất động sản và Đầu tư VRC (mã VRC) đã bán ra gần 5,3 triệu cổ phiếu VRC với lý do nhu cầu cá nhân, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 24,17% xuống còn 13,6%, tương đương gần 6,8 triệu cổ phiếu.

Ngược lại, cũng trong phiên 30/12, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (mã SHS) báo cáo đã mua gần 5,3 triệu cổ phiếu VRC, bằng với số cổ phiếu mà bà Vân báo cáo đã bán. Qua đó, SHS chính thức trở thành cổ đông lớn của VRC với tỷ lệ sở hữu tăng từ 3,97% (gần 2 triệu cổ phiếu) lên mức 14,54% (7,3 triệu cổ phiếu).

Dữ liệu cho thấy cổ phiếu VRC có giao dịch thỏa thuận trong phiên 30/12, đúng bằng khối lượng bà Vân đã bán và SHS mua vào. Như vậy khả năng cao là bà Vân đã chuyển nhượng cổ phần cho SHS. Tổng giá trị thương vụ ghi nhận hơn 60,2 tỷ đồng, tương đương 11.400 đồng/cổ phiếu trong khi giá kết phiên là 11.550 đồng/cổ phiếu.

Nước Thủ Dầu Một mua gần 23% vốn Cấp thoát nước Cần Thơ

Công ty CP Nước Thủ Dầu Một (mã TDM) báo cáo đã mua hơn 6,4 triệu cổ phiếu CTW, tương ứng 22,96% vốn của Công ty CP Cấp thoát nước Cần Thơ từ 5 nhà đầu tư. Với giá mua là 30.400 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị thương vụ khoảng gần 196 tỷ đồng, ngày kết thức đợt chào mua là 23/12/2024.

Trước giao dịch, Nước Thủ Dầu Một không sở hữu cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ; trong khi công ty liên kết là CTCP - Tổng công ty nước - môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE) đang sở hữu 6,9 triệu cổ phiếu CTW (tỷ lệ 24,64%).

Sau giao dịch, Cấp thoát nước Cần Thơ trở thành công ty liên kết thứ 7 của Nước Thủ Dầu Một với tỷ lệ sở hữu 22,96%. Cộng thêm người liên quan là Biwase thì nhóm cổ đông Nước Thủ Dầu Một đã nắm 47,6% vốn Cấp thoát nước Cần Thơ.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Khối ngoại đổ hơn 2.200 tỷ đồng vào thị trường, VN-Index vượt 1.300 điểm

Sự xuất hiện của tiền ngoại còn ấn tượng hơn so với phiên giải ngân hôm qua. Trong đó, các mã Ngân hàng đã hưởng lợi tích cực nhờ lực mua tốt của các nhà đầu tư nước ngoài giúp cho VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.

TCB lập đỉnh thời đại, thị trường tăng điểm ngay đầu tuần mới Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Tại ngày 30/4, Việt Nam vẫn là quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất trong rổ chỉ số của MSCI Frontier Market Index với tỷ lệ 23,23%. Trong top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất, Việt Nam cũng góp mặt tới 3 đại diện là HPG, VIC và VHM.

MSCI đánh giá cao các giải pháp của UBCK trong thúc đẩy nâng hạng thị trường

Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

Thị trường chứng khoán đã duy trì được sắc xanh và còn ghi nhận động thái mua ròng gần 1.000 tỷ đồng. Hiện VN-Index chỉ còn cách mốc 1.300 điểm chưa đến 7 điểm.

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm? Vinpearl tăng kịch biên độ, vốn hóa lọt top 10 doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán

Cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn là đầu tàu, trụ đỡ cho thị trường chứng khoán

Theo bà Cao Thị Ngọc Quỳnh - Giám đốc Khối Khách hàng Tổ chức, Công ty CP chứng khoán VNDIRECT, diễn biến hiện tại cho thấy cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn thực sự là đầu tàu và trụ đỡ cho thị trường chứng khoán.

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Chứng khoán MBS đã chuẩn bị xong hồ sơ cho đợt tăng vốn mới năm 2025

HĐQT của CTCP Chứng khoán MB (MBS) đã thông qua bộ hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng và sẽ triển khai đợt tăng vốn mới sau khi được UBCK chấp thuận.

Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS Chứng khoán MBS mở rộng dư nợ thêm hơn 1.000 tỷ đồng

TCB lập đỉnh thời đại, thị trường tăng điểm ngay đầu tuần mới

Tâm lý khởi sắc nhờ các thông tin đàm phán Mỹ Trung giúp cho hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm. Nhóm cổ phiếu lớn như TCB, VIC cũng ghi nhiều dấu ấn đáng chú ý.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm?

Thị trường chuẩn bị thế nào trước kháng cự 1.300 điểm?

Các phiên hồi phục tích cực của thị trường đang đưa chỉ số VN-Index tiến gần hơn tới mốc 1.300 điểm. Các chuyên gia đã cùng đưa ra những đánh giá về trạng thái chỉ số và xu hướng của các nhóm ngành trước mốc kháng cự lớn.

Khối ngoại mua ròng tốt nhất trong 1 tháng, thị trường tăng phiên thứ 3 Thị trường tăng phiên thứ 4 liên tiếp, mốc 1.300 điểm đã gần hơn