Credit Suisse được giải cứu, liệu nhà đầu tư có hết lo?

Động thái “mua lại khẩn cấp” Credit Suisse của USB được cho là một cú giải cứu lịch sử trên thị trường tài chính thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng phá sản của ngân hàng này không còn nữa. Tuy nhiên, liệu nhà đầu tư thực sự đã hết lo?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 19/3 (rạng sáng 20/3 giờ Việt Nam), ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã đồng ý mua lại khẩn cấp ngân hàng lớn thứ hai nước này - Credit Suisse, trong nỗ lực nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng lan ra châu Âu và thế giới.

Theo đó, UBS đồng ý mua lại Credit Suisse với trị giá khoảng hơn 3,2 tỷ USD, đồng nghĩa với việc UBS gánh khoản lỗ 5,4 tỷ USD. Thỏa thuận được Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ bảo lãnh, dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2023.

Chính phủ Thụy Sĩ cho biết, sẽ cung cấp hơn 9 tỷ USD để bù đắp một số tổn thất mà UBS có thể phải gánh chịu khi mua lại Credit Suisse. Đồng thời, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cung cấp hơn 100 tỷ USD thanh khoản cho UBS để tạo thuận lợi cho thỏa thuận.

Cú giải cứu lịch sử

Khi Credit Suisse rơi vào khủng hoảng, các chuyên gia quốc tế đánh giá, vụ việc có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính toàn cầu bởi ngân hàng này có tổng tài sản khoảng 575 tỷ USD, lớn hơn nhiều so với Silicon Valley Bank (của Mỹ).

Credit Suisse cũng tham gia nhiều thương vụ IB (tư vấn doanh nghiệp, IPO, phát hành cổ phiếu, bảo lãnh phát hành... ). Đồng thời, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ quản lý tài sản toàn cầu lên đến 1.700 tỷ USD.

Credit Suisse được xếp vào top 30 ngân hàng có độ rủi ro lớn nhất giới tài chính toàn cầu và được xem là một trong những ngân hàng “too big to fail” (quá lớn để sụp đổ).

Với sức ảnh hưởng lớn như vậy, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, nỗ lực mua Credit Suisse của UBS và nỗ lực hỗ trợ của các ngân hàng lớn trên thế giới cũng như các Ngân hàng Trung ương nhiều nước lớn được xem là động thái nhằm duy trì sự ổn định tài chính toàn cầu.

“Nếu ngân hàng này sụp đổ, rất nhiều công ty lớn, những người giàu có trên thế giới sẽ chịu thiệt hại rất lớn, thậm chí có thể mất hoàn toàn số tiền gửi ở ngân hàng này. Vì vậy, việc ngân hàng USB mua ngân hàng này tức là những khoản gửi tiền của khách hàng không bị ảnh hưởng và sẽ được ngân hàng USB đảm bảo", ông Hiếu nhìn nhận.

Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính cho rằng, Credit Suisse là một trong những ngân hàng lớn và có tên tuổi của thế giới. Nếu những khó khăn không được giải quyết, thậm chí có thể phá sản sẽ ảnh hướng sâu rộng, không chỉ đến hệ thống tài chính ngân hàng .

Quảng cáo

Vì vậy, động thái “mua lại khẩn cấp” Credit Suisse sẽ là một cú giải cứu lịch sử trên thị trường tài chính thế giới. Có nghĩa khả năng phá sản của ngân hàng là không còn nữa, nhà đầu tư, người gửi tiền yên tâm, thị trường tài chính thế giới ổn định và yên tâm trong quá trình hoạt động.

“Thực tế, các nhà đầu tư vẫn còn nhìn ngó xem “ông chủ mới” tái cấu trúc ngân hàng này như thế nào? Có kế hoạch tồn tại tăng trưởng thế nào? Nhưng rõ ràng, việc mua lại này về cơ bản những khoản tiền gửi, khoản nợ của ngân hàng Credit Suisse sẽ có người chịu trách nhiệm”, ông Thịnh nhìn nhận.

Việt Nam có nhiều biện pháp đảm bảo tính thanh khoản

Tuy vậy, theo ông Hiếu, thỏa thuận này vẫn đang trong giai đoạn bước đầu và chưa chính thức sáp nhập. Trong trường hợp không thành công, các nhà quản lý ngân hàng phải thanh lý tài sản của Credit Suisse (trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản,…) với giá chiết khấu cao để trả nợ.

Như vậy, số tiền cơ quan quản lý nhận lại từ thanh lý không đủ trả nợ cho tất cả các khách hàng, trong trường hợp đó những cá nhân và người gửi tiền ở đây có thể bị ảnh hưởng, không nhận được 100% số tiền gửi.

“Nếu điều này xảy ra, sẽ xuất hiện một sự lay chuyển niềm tin, đánh động niềm tin trên diện rộng, trên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, không chỉ ở một điểm hẹp. Bởi, ngân hàng có rất nhiều mối liên kết trong toàn bộ nền kinh tế, bao gồm thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, trái phiếu Chính phủ từ nhiều quốc gia khác nhau”, ông Hiếu nêu rõ.

Cùng chung quan ngại, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, theo thông lệ quốc tế, khi một ngân hàng có nguy cơ sụp đổ sẽ được quản trị chặt chẽ và giảm thiểu rủi ro cho người gửi tiền còn lại thị trường tài chính sẽ nhiều ảnh hưởng.

Lý giải về điều này, ông Hòe cho biết, các ngân hàng thường có các hợp đồng hoán đổi (SWAT) với nhau nhằm phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về giá cổ phiếu) để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ. Không giống như khoản vay hay tiền gửi, việc hoán đổi không được công khai trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng phát hành.

Tại Việt Nam, có nhiều ngân hàng có những hợp đồng hoán đối (SWAT) rất lớn lên tới vài trăm tỷ với các ngân hàng nước ngoài.

“Khi Credit Suisse một ngân hàng lớn bị trục trặc thì đương nhiên các hợp đồng hoán đổi này của các ngân hàng thương mại Việt Nam với ngân hàng nước ngoài có giao dịch với Credit Suisse sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Vì vậy, cần theo dõi sát, đánh giá và đưa ra những giải pháp quản trị rủi ro dự phòng”.

Tuy vậy, ông Hòe khẳng định, cuộc khủng hoảng tại Credit Suisse sẽ không tạo ra rủi ro đáng kể đến khả năng sinh lời hay khả năng thanh toán của các ngân hàng tại Việt Nam do NHNN đã có nhiều biện pháp đảm báo tính thanh khoản và ổn định bền vững của hệ thống.

“Nhìn lại năm 2022, ngành ngân hàng thương mại có những lúc gặp khó về thanh khoản do tăng lãi suất của các nước trên thế giới, sức ép tỷ giá tăng. Song từ đầu năm đến nay, ngành ngân hàng đã ổn định trở lại nhờ dự trữ ngoại hối phục hồi mạnh mẽ nên khi gặp những tác động từ thị trường bên ngoài thì vẫn tương đối ổn định”, ông Hòe nêu rõ.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

PGBank chuẩn bị họp đại hội bất thường để bầu bổ sung nhân sự cấp cao

PGBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 tới để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030, sau khi một số ứng viên rút hồ sơ.

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5