Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng.

Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

Ngày 2/4, Tổng thống Trump đã công bố mức thuế đối ứng đối với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu mức thuế nhập khẩu cao nhất, lên đến 46%.

Báo cáo mới đây của Chứng khoán MBS cho biết, mức thuế đối ứng cao sẽ tác động tiêu cực lên 3 khía cạnh kinh tế chính. Thứ nhất, thuế suất đối ứng cao làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng chủ chốt của Việt Nam vào thị trường Mỹ như máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, điện thoại, may mặc da giày,… trong khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp có mức thuế thấp hơn đáng kể như Trung Quốc (34%), Ấn Độ (26%); Thái Lan (37%),…

Thứ hai, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng là nước chịu mức thuế đối ứng cao nhất, điều sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI sản xuất đang dịch chuyển vào Việt Nam theo chiến lược Trung Quốc +1.

Thứ ba, tỷ giá sẽ chịu thêm sức ép do Việt Nam cần phải tăng cường nhập khẩu từ Mỹ nhằm thu hẹp thặng dư Thương mại với nước này.

Đánh giá tác động của việc tăng thuế đối với 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đội ngũ phân tích MBS nhận định tác động đến các ngành nghề sản xuất sẽ khác nhau phụ thuộc vào tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trong tổng giá trị xuất khẩu cũng như các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong cùng phân khúc. Bên cạnh đó, một số mặt hàng còn có hiệu lực về mức thuế cam kết được áp dụng theo Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001.

Vì vậy, MBS cho rằng các nhóm ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, BĐS KCN, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất. Các nhóm ngành cao su, giấy, dây cáp điện,… chịu tác động trung bình do tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ thấp. Trong khi đó nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng.

screenshot-2025-04-04-100543-1743738271327-1743738271447624388653.png

vnd-2-1743738272312-17437382724401720512244.png

Quảng cáo

vnd3-1743738273296-174373827342450718687.png

Tại nhóm máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện , các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này chủ yếu là các doanh nghiệp FDI từ Mỹ như Intel, HP, Dell, Amkor. Đứng trước nguy cơ bị áp thuế đối ứng cao, MBS chỉ ra rằng các DN này có thể chủ động dịch chuyển một phần sản xuất trong khâu hoàn thiện đóng gói sản phẩm sang các quốc gia bị đánh thuế đối ứng thấp hơn như Ấn Độ, Indonesia... Điều này tác động tiêu cực đến các DN BĐS Khu công nghiệp và vận tải logistics.

Tương tự, nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ với các doanh nghiệp chủ yếu trong nhóm như Rockwell Automation, First Solar cũng là các doanh nghiệp FDI từ Mỹ, ngoài ra còn 1 số doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Hongkong. Do đó, sẽ tác động tiêu cực đến các DN BĐS Khu công nghiệp và vận tải logistics.

Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may cũng gặp bất lợi so với các quốc gia cạnh tranh khác như Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka... với các mức thuế đối ứng thấp hơn. Các doanh nghiệp dệt may VN có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ lớn sẽ chịu ảnh hưởng như MSH (70%), TNG (50%), TCM (25%), STK (10%).

Đối với gỗ và sản phẩm gỗ , nếu bị áp thuế đối ứng lên tới 46%, khiến giá các sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ mất đi tính cạnh tranh do giá thành tăng cao, ngang bằng với đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong khu vực là Trung Quốc. Trong khi các quốc gia như Canada (hiện chiếm 46,4% kim ngạch nhập khẩu gỗ của Mỹ), hay các nước trong khu vực như Indonesia (chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu gỗ của Mỹ), Malaysia (0,1% kim ngạch nhập khẩu gỗ của Mỹ) có cơ hội để gia tăng thị phần nhờ những lợi thế về giá khi chỉ bị áp thuế ở mức 10-25%.

Ngoài ra, nhóm giày dép hay thủy sản cũng sẽ chịu áp lực. Hiện không có DN niêm yết liên quan đến sản xuất da giày, song các DN phát triển BĐS KCN và logistics đường biển sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Mặt khác, MBS đánh giá các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực đang có mức ưu đãi về thuế xuất khẩu sang Mỹ như tôm và cá tra, do vậy, việc áp thuế đối ứng ảnh hưởng khá tiêu cực đến các doanh nghiệp trong ngành thủy sản.

Cụ thể, về ngách tôm tại Mỹ, sản phẩm tôm Việt Nam đang phải cạnh tranh cao với Tôm tại Ecuador và Ấn Độ (thuế áp dụng cho VN trước thuế đối ứng tốt hơn 1-6d% so với cả Ấn Độ và Ecuador - 2 quốc gia mạnh về quy mô và chi phí sản xuất), bên cạnh đó có cả Indonesia. Về ngách cá tra tại Mỹ, tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ của VN đạt 345 triệu USD, chiếm 17% tổng lượng cá tra xuất khẩu năm 2024, ở Mỹ, Việt Nam là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 (sau Trung Quốc), bên cạnh đấy có Indonesia đang dần tăng tỷ trọng xuất khẩu cá tra sang Mỹ.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm

Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.

Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về thuế quan mới của Mỹ Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày

Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Chứng khoán Mỹ rung lắc dữ dội xung quanh "tin giả" ông Trump hoãn đánh thuế châu Á: Nhà đầu tư như chơi "tàu lượn siêu tốc"

Bộ Công thương cập nhật về phản ứng của Việt Nam với thuế đối ứng 46% của Hoa Kỳ

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời, làm rõ phản ứng của Việt Nam với thuế đối ứng 46% của Hoa Kỳ.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố áp thuế 34% với toàn bộ hàng hoá của Mỹ từ ngày 10/4 Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59% Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Cục Thống kê (Bộ Tài chính): Giá vàng trong nước và thế giới đều tăng cao

Đến cuối tháng 3/2025, bình quân giá vàng thế giới ở mức 3.000,08 USD/ounce, tăng 10,31% so với tháng 02/2025. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 3/2025 tăng 4,68% so với tháng trước; tăng 32,68% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn TMĐT từ 1 triệu đồng trở xuống

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.

Ngành quỹ chỉ chiếm 6% GDP, Chủ tịch UBCKNN nêu 5 giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2025 về việc đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Tại Công điện, Thủ tướng đã nghiêm khắc phê bình các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư công được giao và có

Nhiều vướng mắc, giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài đến nay mới đạt 8,58% Bộ Tài chính: Giải ngân đầu tư công mới đạt 14,66% kế hoạch