Có trụ kéo điểm, VN-Index đóng cửa cao nhất phiên

Bức tranh thị trường gần như tương phản hoàn toàn so với phiên hôm qua. Các trụ hôm nay đã tỏ ra năng động, đặc biệt trong khoảng 30 phút cuối phiên khớp lệnh liên tục.

Định vị thị trường

VN-Index có thể đã bắt kịp được khá nhiều chỉ số chứng khoán châu Á nếu như nhận được sự ủng hộ từ các cổ phiếu Bluechips trong các phiên vừa qua. Nếu như ở phiên hôm nay, các chỉ số CSI 300 (-1,33%), SHCMP (-1,12%) điều chỉnh phiên thứ 4 liên tiếp thì trái lại VN-Index lại có phiên tăng điểm với biên độ gần 1%.

Tính trong vòng 5 phiên trở lại, chỉ số đã có được 4/5 phiên điểm. Tuy nhiên, cách đi lên của chỉ số là khá từ tốn và vẫn còn cách đường MA200 khoảng 20 điểm. Trong khi đó, SHCMP vẫn đang có xu hướng tăng dài hạn bất chấp các diễn biến điều chỉnh liên tục. Được biết, cung tiền M2 của Trung Quốc trong tháng 4 tăng 12,4% so với cùng kỳ, giảm nhẹ do các điều kiện tài chính được cho là đang thắt chặt.

Khối ngoại mua ròng giá trị không đáng kể

Khối ngoại hôm qua đã trở lại mua ròng và ít nhất trong phiên hôm nay họ cũng chưa vội chuyển hướng giao dịch. Giá trị mua ròng cuối phiên vẫn ở mức dương với giá trị là không đáng kể, đạt gần 2 tỷ đồng.

Ở cả 2 chiều, quy mô giao dịch của khối ngoại đều rất dàn trải, cụ thể họ bán ra VPB (-48,5 tỷ đồng), VNM (-34,6 tỷ đồng), CTG (-31,81 tỷ đồng) trong khi mua vào HPG (+37,81 tỷ đồng), VND (+34,9 tỷ đồng), KBC (+28,78 tỷ đồng). Theo thống kê, HPG (+2.906 tỷ đồng) và HSG (+907 tỷ đồng) là 2 cổ phiếu được khối ngoại mua mạnh nhất kể từ đầu năm 2023.

hose-2023-05-12-7844.png
Quảng cáo

Nhìn chung, đây vẫn là quãng giao dịch chững lại của dòng tiền ngoại sau giai đoạn đã liên tục rút tiền. Sự thể hiện của tiền nội vẫn cho thấy những nỗ lực rất đáng ghi nhận. Theo thống kê, phiên hôm nay là phiên thứ 3 liên tiếp quy mô của HOSE đạt trên mức bình quân 20 phiên.

Các Bluechips tham gia, chỉ số đóng cửa cao nhất phiên

Điểm khác biệt của phiên hôm nay so với phiên ngày thứ Năm là có sự can thiệp rõ rệt của các Bluechips như VHM (+4,2%), SSI (+3,8%), HPG (+2,8%), VIC (+2,4%), VCB (+2%). Đây là điều hoàn toàn đã không xuất hiện ở phiên hôm qua dù dòng tiền đã rất lan tỏa vào nhiều ngóc ngách của thị trường.

Nhóm Bất động sản không có sự hưng phấn như các phiên trước khi phần lớn các mã chỉ tăng dưới 2% như TDC (+1,8%), KDH (+1,2%), NLG (+1,5%), DXG (+1%), DIG (+1%) nhưng việc VIC và VHM cùng xuất hiện kịp thời sẽ là sự kiện giữ "lửa" cho cả nhóm.

Trong khi đó, các mã Ngân hàng thể hiện sự ủng hộ thị trường bằng VCB cùng STB (+1,5%), HDB (+1%), MBB (+0,8%), STB (+0,7%). Nhóm Chứng khoán là nhóm có sự đồng đều nhất với nhiều mã tăng trên 2% như FTS (+3,7%), HCM (+2%), VCI (+2%), AGR (+2,9%), VIX (+5,8%), CTS (+2,3%) trong đó VIX lần đầu tiên đóng cửa ở mệnh giá kể từ tháng 9/2022.

So với nhóm Chứng khoán, các cổ phiếu Đầu tư công có phần kém ấn tượng hơn do đã dồn sức vào nhịp tăng đầu năm. Dù vậy, với triển vọng giải ngân đầu tư công đang khả quan, nền tảng giá của nhóm này vẫn đang được giữ rất tốt. FCN (+6,8%) đã gây sự chú ý phiên tăng trần trong khi LCG (+3,2%), VCG (+1,8%), HHV (+1,5%) cũng có trạng thái khả quan.

vnindex125-2539.png

Chốt phiên giao dịch, HOSE có 50% mã tăng giá, chỉ số đóng cửa với mức tăng 0,93% lên 1.066,9 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 11.973 tỷ đồng.

Trên HNX và UPCoM, các cổ phiếu khả quan nhất là APS (+4,08%), MBS (+1,16%), PLC (+4,24%), C4G (+3,91%), MSR (+7,8%). 2 chỉ số đại diện cũng đều có kết quả khả quan: HNX-Index tăng 0,32% trong khi UPCoM-Index tăng 1,16%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.100 tỷ đồng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng hỗ trợ đường dài, “thời điểm vàng” để người trẻ sở hữu nhà ở

“Thời điểm vàng” để người trẻ sở hữu căn nhà mơ ước đang mở ra, khi các ngân hàng vào cuộc, có thể vay tới 50 năm với các mức lãi suất thấp nhất trong nhiều năm qua, chỉ từ 3,5%.

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Đón Xuân 2025 đủ đầy - Thẻ HDBank trao tay lộc thắm

Định giá thương hiệu MB đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 59 bậc lên vị trí 168 trong Top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu 2025 của Brand Finance

Theo báo cáo toàn cầu mới nhất của Brand Finance công bố ngày 20/3/2025 về Top 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị cao nhất toàn cầu, giá trị thương hiệu Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đạt 1,6 tỷ USD, là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất ngành tại Việt Nam, tăng 5 lần so với 5 năm trước.

Vietcombank chuẩn bị trả cổ tức tỷ lệ 49,5% Eximbank chính thức có Trưởng ban Kiểm soát mới

Liên tiếp xác lập kỷ lục mới, giá vàng sắp tới sẽ ra sao?

Giá vàng đang trên đà tăng mạnh và có thể tiếp tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường tài chính, chính sách điều hành và diễn biến kinh tế toàn cầu sẽ là những yếu tố quyết định xu hướng giá vàng trong thời gian tới.

Giá vàng thế giới đột ngột "lao dốc" Chuyên gia quốc tế: Sau khi tăng mạnh, giá vàng đã đến lúc tạm nghỉ Giá vàng thế giới có giảm tiếp?

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Phát triển công nghệ là một trong những mũi nhọn của TCBS. Điều này thể hiện qua định hướng “WealthTech” của công ty, trong đó “Tech” có thể hiểu là áp dụng công nghệ vào phục vụ khách hàng và hoạt động kinh doanh.

Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa Techcombank ba năm liên tiếp được vinh danh “Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam” tại giải thưởng The Asset Digital Awards

Techcombank chi hơn 1.000 tỷ lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án góp vốn, mua cổ phần của Techcombank để thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm.

Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ