Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức tiếp nhận Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) theo hình thức chuyển giao bắt buộc. Sự kiện này thu hút sự quan tâm lớn từ giới tài chính, không chỉ bởi tính chiến lược mà còn bởi những cơ hội và thách thức lớn đang chờ đợi MB trong tương lai.

Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trao quyết định về việc chuyển giao bắt buộc OceanBank cho MB cho ông Lưu Trung Thái - Chủ tịch HĐQT MB.

Sau khi tiếp nhận, OceanBank sẽ trở thành ngân hàng thương mại TNHH một thành viên do MB sở hữu 100% vốn điều lệ.

MB cam kết các quyền lợi hợp pháp của khách hàng và người gửi tiền tại OceanBank sẽ được đảm bảo đầy đủ theo đúng quy định pháp luật. Hoạt động dịch vụ của OceanBank sẽ diễn ra liên tục, thông suốt.

Lãnh đạo ngân hàng MB cũng cho biết, sẽ ưu tiên dành nguồn lực phát triển kinh doanh, vốn, công nghệ và nhân sự để hỗ trợ OceanBank. Đồng thời, OceanBank sẽ được tái cơ cấu với một chiến lược dài hạn, đầu tư kỹ lưỡng, hướng đến mục tiêu trở thành một ngân hàng hiện đại, an toàn và bền vững.

Động thái đầu tiên sau khi nhận chuyển nhượng, MB đã cử ông Lê Xuân Vũ, thành viên Ban điều hành MB, làm Phó Tổng giám đốc thường trực của OceanBank.

Cơ hội từ việc mở rộng quy mô và mạng lưới

Theo giới phân tích, việc tiếp nhận OceanBank mang lại cho MB một cơ hội quan trọng để mở rộng quy mô hoạt động.

OceanBank có hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, đặc biệt ở các vùng kinh tế trọng điểm. Điều này sẽ giúp MB tăng cường sự hiện diện tại các khu vực chiến lược mà không cần phải đầu tư từ đầu. MB có thể nhanh chóng tiếp cận các phân khúc thị trường mới, hỗ trợ chiến lược mở rộng bán lẻ và chuyển đổi số mà ngân hàng đang theo đuổi.

Ngoài ra, dù gặp khó khăn về tài chính, nhưng OceanBank vẫn còn sở hữu những tài sản có giá trị và một danh mục khách hàng doanh nghiệp lớn. Theo đó, việc tiếp nhận OceanBank sẽ giúp MB tăng cường tổng tài sản, đồng thời mở rộng tệp khách hàng, tạo ra cơ hội phát triển các sản phẩm tài chính mới, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay và dịch vụ doanh nghiệp.

Quảng cáo

Việc tiếp nhận OceanBank cũng giúp MB được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt từ phía Chính phủ và cơ quan quản lý. Cụ thể, MB sẽ không phải thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính với OceanBank, được miễn trừ trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư vào OceanBank, và loại trừ khi tính giới hạn cấp vốn, mua cổ phần. Những ưu đãi này sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho MB, giúp ngân hàng có thêm không gian để ổn định và phát triển trong ngắn hạn.

Ngoài ra, MB vốn đã có vị thế lớn trong ngành tài chính, việc tham gia vào quá trình tái cấu trúc OceanBank không chỉ củng cố thêm vị thế của MB, mà còn giúp ngân hàng khẳng định vai trò quan trọng trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng yếu kém, gia tăng niềm tin từ khách hàng và cổ đông.

Chủ tịch HĐQT MB, ông Lưu Trung Thái, từng khẳng định rằng việc tiếp nhận một tổ chức tín dụng yếu kém như OceanBank sẽ tạo điều kiện cho MB đạt mức tăng trưởng quy mô cao hơn mức bình quân thị trường từ 1,5 đến 2 lần trong dài hạn. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện thứ hạng cạnh tranh và mở ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho ngân hàng.

Những thách thức không nhỏ

Dù cơ hội là rất lớn, việc tiếp quản và tái cơ cấu OceanBank cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực, công sức. Đây cũng là lý do không phải ngân hàng nào cũng đủ năng lực tham gia.

Đầu tiên là bài toán về nợ xấu và tài sản không hiệu quả. OceanBank từ lâu đã gặp vấn đề về nợ xấu và các khoản vay không sinh lợi. Tiếp quản OceanBank cũng đồng nghĩa với việc MB sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong việc giải quyết các khoản nợ này. Đây sẽ là yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của MB trong giai đoạn đầu sau khi tiếp nhận OceanBank.

Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém như OceanBank đòi hỏi nguồn lực lớn về tài chính, nhân sự và công nghệ. MB cần đầu tư mạnh mẽ vào việc hiện đại hóa hệ thống, tái đào tạo nhân viên và thay đổi quy trình vận hành. Những chi phí này, cùng với chi phí quản lý và tái cơ cấu, có thể tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của MB trong ngắn hạn.

Một thách thức khác không thể bỏ qua là vấn đề về quản trị và nhân sự. MB sẽ phải đối mặt với bài toán đồng bộ hóa văn hóa doanh nghiệp, hệ thống quản trị và đảm bảo hiệu quả hoạt động khi tiếp nhận toàn bộ đội ngũ nhân sự của OceanBank. Đây sẽ là một thử thách không nhỏ, đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm từ ban lãnh đạo MB.

Như trên, việc MB chính thức tiếp nhận OceanBank mở ra cơ hội lớn để mở rộng quy mô, gia tăng tài sản và củng cố vị thế trên thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, những thách thức về nợ xấu, chi phí tái cơ cấu và quản trị nhân sự vẫn là những yếu tố cần được giải quyết một cách cẩn trọng.

Nếu có chiến lược tái cơ cấu phù hợp và đầu tư dài hạn, MB không chỉ tận dụng được cơ hội này để phát triển mạnh mẽ hơn mà còn góp phần vào quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, một nhiệm vụ quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của thị trường tài chính trong tương lai.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức tiếp nhận Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) theo hình thức chuyển giao bắt buộc. Sự kiện này thu hút sự quan tâm lớn từ giới tài chính, không chỉ bởi tính chiến lược mà còn bởi những cơ hội và thách thức lớn đang chờ đợi MB trong tương lai.

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2 MB cử người làm Phó Tổng giám đốc thường trực OceanBank Chuyển động tái cơ cấu tại PVcomBank

Chuyển động tái cơ cấu tại PVcomBank

Trọng tâm của PVcomBank trong các kế hoạch tái cơ cấu vẫn là tiếp tục xử lý dứt điểm các tồn đọng cũ, tiếp tục tái cơ cấu danh mục tín dụng và đầu tư, tăng trưởng tín dụng, đẩy nhanh hơn kế hoạch mở rộng mạng lưới chi nhánh để tăng cường mở rộng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh và tiếp cận khách hàng…

Chủ tịch VPBank lý giải quyết định tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém NCB quyết liệt tái cơ cấu theo đúng lộ trình

PVcomBank và những dấu ấn

Hơn một thập kỷ phát triển với chiến lược kinh doanh linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, PVcomBank đã và đang duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hiệu quả.

Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Trong quý 3/2024, Techcombank tiếp tục ghi nhận những kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội với các chỉ số được duy trì trong nhóm các ngân hàng hiệu quả dẫn đầu thị trường.

Techcombank huy động thành công gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong 2 ngày Techcombank và Manulife Việt Nam ngưng hợp tác độc quyền sau 11 năm

Ngân hàng Thế giới cấp thêm 30 tỷ USD cho vay cho các nước đang phát triển

Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua những thay đổi trong chính sách cho vay, mở ra cơ hội cung cấp thêm 30 tỷ USD vốn vay cần thiết cho các nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Tỷ giá tự do tiếp tục tăng, ngân hàng "hạ nhiệt" Các ngân hàng trung ương Đông Nam Á với các quyết định về lãi suất

Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Techcombank - một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, vừa công bố hợp tác với Databricks – Công ty đi đầu về Dữ liệu và AI để triển khai Nền tảng Trí tuệ Dữ liệu của Databricks (Databricks Data Intelligence Platform), nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứ

Techcombank nới room ngoại để chào bán cổ phiếu ESOP cho lao động nước ngoài Khai mạc giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3, lan tỏa ý nghĩa nhân văn, tinh thần gắn kết cộng đồng