CIC Group (CKG) muốn chào bán riêng lẻ 13,4 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ

Nếu chào bán riêng lẻ 13,4 triệu cổ phiếu thành công với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, CIC Group có thể huy động hơn 200 tỷ đồng để thanh toán các khoản nợ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, mã CKG) vừa công bố nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT) về việc thông qua phương án chào bán riêng lẻ 13,4 triệu cổ phiếu CKG theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 và nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.

Theo đó, CIC Group dự kiến chào bán riêng lẻ 13,4 triệu cổ phiếu CKG với giá 15.000 đồng/cổ phiếu cho 27 cá nhân là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Số cổ phiếu trên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Số tiền huy động được từ đợt chào bán dự kiến là 201 tỷ đồng, được sử dụng để thanh toán các khoản nợ vay đến hạn, các khoản nợ phát trả cho đơn vị thi công, tiền mua vật liệu, tiền lương, tiền công cán bộ nhân viên.

Cổ phiếu CKG đã hồi phục gần 140% so với đáy hồi tháng 6/2022
Cổ phiếu CKG đã hồi phục gần 140% so với đáy hồi tháng 6/2022

Kết phiên 7/11, cổ phiếu CKG giảm sàn về 21.150 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá phát hành riêng lẻ dự kiến 41%. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của CIC Group sẽ tăng từ 952,6 tỷ đồng lên gần 1.087 tỷ đồng.

Trước đó, vào cuối tháng 8/2022, CIC Group đã thông qua kế hoạch chào riêng lẻ 13,4 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá 15.000 đồng/cổ phiếu để huy động 201 tỷ đồng nhằm thanh toán nợ vay đến hạn, các khoản nợ phải trả cho đơn vị thi công, tiền mua vật liệu, tiền lương, tiền công cán bộ, nhân viên.

Tuy nhiên, đến ngày 21/9, CIC Group đã “quay xe” tạm dừng triển khai đăng ký chào bán 13,4 cổ phiếu riêng lẻ và không công bố lý do tạm dừng phát hành.

Cuối tháng 10 vừa qua, công ty đã phát hành gần 8,7 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 100:10 từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2021.

Xét về hoạt động kinh doanh, báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022 của CIC Group cho thấy, trong kỳ công ty đạt doanh thu thuần 277 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 31,8 tỷ đồng, lần lượt gấp 6 lần và 18 lần so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 923 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 131 tỷ đồng, lần lượt tăng 102% và 157% so với cùng kỳ.

Với kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm nhiều khởi sắc, cổ phiếu CKG là một trong số ít những mã đi ngược thị trường. Chốt phiên 7/11, mặc dù giảm sàn về 25.150 đồng/cổ phiếu song so với mức đáy hồi tháng 6 cổ phiếu CKG đã hồi phục gần 140%. Còn so với mức đỉnh hồi đầu năm, thị giá cổ phiếu CKG đã "bốc hơi" hơn 32%.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Giá vàng tiếp tục leo thang, USD hạ giá

Cùng đà tăng với giá vàng thế giới, vàng SJC tiếp tục lập mức giá kỷ lục chưa từng có, áp sát mốc 87 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá USD tại các ngân hàng được điều chỉnh giảm.

Ưu đãi Grab không giới hạn dành riêng cho các khách hàng VietinBank

Ưu đãi Grab không giới hạn dành riêng cho các khách hàng VietinBank

Nhằm gia tăng ưu đãi cho các khách hàng thân thiết, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) hợp tác cùng Grab tung ra hàng loạt voucher độc quyền lên đến 440.000 VND/khách hàng sử dụng GrabCar/ GrabBike và 4 tháng miễn phí gói hội viên GrabUnlimited dành riêng cho các khách hàng thanh toán bằng thẻ VietinBank.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

Chat với BizLIVE