Chứng khoán Trung Quốc trượt dốc khi nỗi lo giảm phát trở lại

Số liệu tiêu dùng mới nhất của Trung Quốc đã củng cố thêm tình hình nền kinh tế trong nhiều tháng qua là áp lực giảm phát vẫn còn, lĩnh vực bất động sản vẫn trì trệ, nhu cầu trong nước yếu...

Thị trường châu Á giao dịch trái chiều trong phiên sáng 10/3, trong đó chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải (Trung Quốc) đồng loạt giảm điểm, sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng Trung Quốc rơi trở lại tình trạng giảm phát, làm dấy lên lo ngại mới về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

a-nh-ma-n-hi-nh-2024-08-28-lu-c-17-49-47-20240828175029.png
Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN

Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 0,6% lên 37.095,85 điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong, vốn đã tăng 20% trong năm nay lên mức cao nhất 3 năm, giảm 1,2% xuống 23.940,48 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite giảm 0,4% xuống 3.358,29 điểm.

Chứng khoán Singapore, Đài Bắc và Jakarta cũng ghi nhận mức giảm, trong khi chứng khoán Sydney, Seoul, Wellington và Manila tăng điểm.

Quảng cáo

Thông tin trên làm tăng thêm sự bất ổn trên thị trường, khi các nhà đầu tư đang "chật vật" theo dõi các chính sách thương mại liên tục thay đổi của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi sát tình hình ở Trung Quốc khi các nhà lãnh đạo nước này kết thúc kỳ họp quốc hội thường niên, với các mục tiêu được đề ra như tăng trưởng khoảng 5% cho năm 2025, cam kết đưa nhu cầu trong nước trở thành động lực chính của nền kinh tế và công bố tăng cường tài trợ tài khóa.

Nhu cầu về các biện pháp bổ sung để thúc đẩy nền kinh tế đang chững lại càng được nhấn mạnh vào cuối tuần qua, khi số liệu cho thấy giá tiêu dùng giảm 0,7% trong tháng 2/2025, lần giảm đầu tiên trong 13 tháng.

Chuyên gia Stephen Innes tại SPI Asset Management nhận định dữ liệu này củng cố thêm tình hình nền kinh tế trong nhiều tháng qua là áp lực giảm phát vẫn còn, lĩnh vực bất động sản vẫn trì trệ, nhu cầu trong nước yếu và bất chấp sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ, hiệu ứng lan tỏa đến người tiêu dùng vẫn chưa rõ rệt.

Diễn biến trái chiều đầu tuần diễn ra sau một ngày khởi sắc ở Phố Wall, nơi các nhà đầu tư hoan nghênh những bình luận trấn an về nền kinh tế từ Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về triển vọng tăng trưởng do các chính sách thuế quan của ông Trump, cắt giảm việc làm liên bang và lạm phát vẫn còn cao. Các nhà phân tích nhận xét báo cáo việc làm không có gì nổi bật, nhưng đủ tốt để cho thấy thị trường lao động không suy yếu quá nhanh.

Tại thị trường Việt Nam, khoảng 11 giờ 10 phút, chỉ số VN-Index tăng 7,41 điểm (0,56%) lên 1.333,26 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 2,47 điểm (0,94%) lên 240,64 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng

Doanh thu của HSC đạt 863 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này ghi nhận trong bối cảnh giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường quý I/2025 giảm 24% so với cùng kỳ, xuống còn 18.000 tỷ đồng/ngày.

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025 VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

VPBankS báo lãi quý I gần gấp đôi cùng kỳ, dư nợ margin kỷ lục hơn 12.760 tỷ đồng

Quý I/2025, VPBankS đạt doanh thu kỷ lục, chi phí hoạt động giảm mạnh giúp lợi nhuận gần gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 351 tỷ đồng. Dư nợ margin tiếp tục lập kỷ lục mới, lên hơn 12.760 tỷ đồng trong khi tổng tài sản tăng mạnh.

Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

BSC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 560 tỷ đồng trong năm 2025

Ngày 18/04/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC, mã BSI) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2024.

ĐHĐCĐ BSC: Đã sẵn sàng KRX, chỉ chờ thêm quyết định cuối cùng của UBCK Chứng khoán BSC sẽ dùng hơn 50% lợi nhuận năm 2024 để tăng vốn điều lệ

Thị trường có phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp

Những vận động trái chiều của nhóm Bluechips khiến thị trường có phiên tăng điểm chưa trọn vẹn. Dù vậy, đây vẫn là phiên tăng điểm thứ 2 liên tiếp.

Cổ phiếu dưới mệnh giá, Chứng khoán TCI vẫn muốn tăng vốn gấp 2,6 lần Phiên 17/4: Khối ngoại bán ròng đột biến gần 4.600 tỷ đồng, cổ phiếu nào bị "xả" mạnh nhất?

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường

Quý I/2025, Chứng khoán DNSE tăng 34% doanh thu so với cùng kỳ, dư nợ cho vay margin tăng 10% so với đầu năm, đồng thời tiếp tục dẫn đầu về số lượng tài khoản chứng khoán mở mới, chiếm 33% toàn thị trường.

Cổ phiếu dưới mệnh giá, Chứng khoán TCI vẫn muốn tăng vốn gấp 2,6 lần Dư nợ của Chứng khoán TCBS vượt 30.000 tỷ đồng

Cổ phiếu Khu Công nghiệp có lực đỡ, thị trường thêm hy vọng tạo đáy 2

Tạo đáy chậm hơn thị trường, nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp cũng đã ghi nhận sự đảo chiều ở nhiều mã. VN-Index cũng đồng thời tăng điểm trở lại sau 2 phiên giảm nhờ có lực kéo trở lại ở nhóm Bluechips.

Thị trường vẫn đang đi tìm đáy 2 Cổ phiếu dưới mệnh giá, Chứng khoán TCI vẫn muốn tăng vốn gấp 2,6 lần