Chưa có Bluechip lấp khoảng trống VCB, VN-Index lùi về dưới 1.200 điểm

Ngân hàng hay một số trụ có ảnh hưởng chưa tạo ra luân chuyển nhịp nhàng sau khi VCB đã liên tiếp phá đỉnh. Sự gián đoạn này khiến nỗ lực bứt phá khỏi vùng 1.200 điểm tiếp tục dang dở.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Dù Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố tăng lãi suất nhưng thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới đều không có sự xáo trộn đáng kể nào trong đêm qua. NASDAQ và S&P 500 chỉ giảm nhẹ trong khi Dow Jones tăng điểm.

Biên độ giao dịch của chứng khoán châu Á cũng rất hẹp, với các chỉ số như KOSPI (+0,44%), CSI 300 (-0,12%), KLCI (+0,09%). VN-Index có một phiên giảm nhẹ và tạm thời lùi khỏi mốc 1.200 điểm. Các diễn biến trên sàn hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ việc gián đoạn trong việc luân chuyển trụ.

Chất xúc tác

Ở phiên vượt kháng cự 1.200 điểm hôm qua (ngày 26/7), sự quyết đoán về mặt tâm lý và bùng nổ về giao dịch đã không xuất hiện. Tổng giá trị giao dịch của HOSE có phần bị sụt giảm so với 3 phiên trước đó, đều đạt trên 20.000 tỷ đồng. Kết quả của việc đóng cửa tại 1.200 điểm dưới góc nhìn kỹ thuật do đó chưa đáng tin cậy.

Các nhịp rung lắc vì vậy có thể vẫn sẽ tiếp diễn, điển hình như phiên hôm nay. Tổng giá trị giao dịch của sàn đã nhảy vọt lên 22.695 tỷ đồng, trong đó 2 cổ phiếu NVL và DIG được giao dịch trên 1.100 tỷ đồng.

Về đóng góp, khối ngoại tham gia 6% giao dịch ở cả 2 chiều mua và bán. Theo ghi nhận, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng 329 tỷ đồng

Vận động nhóm ngành

Với thanh khoản dồi dào, rung lắc xuất hiện hoàn toàn chỉ do thị trường chưa có sự luân chuyển nhịp nhàng. Chưa có bất kỳ một gương mặt nào đủ sức thay thế cho VCB. Khi cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường cần điều chỉnh thì: BID (-1,4%), VRE (-1,4%), CTG (-1,5%), VHM (-2,5%), VPB (-0,5%), MSN (-0,5%), đều không thể lấp vào khoảng trống.

Trước mắt, VN-Index đã phải tạm rút lui khỏi mốc 1.200 điểm, chỉ số giảm 3,51 điểm xuống 1.197,33 điểm (-0,29%). Và sắc đỏ tiếp tục phủ rộng tới gần 50% thị trường.

Tâm lý vẫn chưa có sự chuyển biến xấu với sự lấn lướt của sắc đỏ bởi hầu hết các mã chỉ giảm với biên độ hẹp như: PVD (-0,4%), VCI (-0,81%), HHV (-0,93%)… Trong khi đó, vẫn có những trường hợp thu hút sự chú ý như: DXG (+6,8%), VIP (+7%), ITC (+6,7%), KHG (+6,1%), BCG (+6,5%)…

Thế giằng co và phân hóa gần như vẫn đang tiếp diễn so với các phiên trước. Nếu như các Bluechips không thể tìm được tiếng nói chung, nguy cơ điều chỉnh sẽ dần một lớn hơn trong các phiên tới.

Dấu hiệu cần phải thận trọng cũng được thể hiện qua việc 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index tiếp tục lặp lại kịch bản đóng cửa trái chiều. HNX-Index giảm 0,24% còn UPCoM-Index tăng 0,05%. Hai sàn cùng có dấu hiệu hụt thanh khoản khi tổng giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 2.800 tỷ đồng.

Theo TT Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE