Chủ tịch PGBank nói gì về vai trò của TC Group?

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của PGBank tiếp tục chứng kiến sự xuất hiện của ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Công (TC Group) trên bàn đại biểu.

Ngày 20/4, Ngân hàng TMCP Phát triển và Thịnh vượng - PGBank (mã PGB) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Chỉ có 20 cổ đông tham dự đại hội nhưng đại diện tới 292,27 triệu cổ phần, tương đương 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Điều này cho thấy mức độ sở hữu rất cô đặc tại ngân hàng.

Đặc biệt, đại hội lần này tiếp tục chứng kiến sự xuất hiện của ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Công (TC Group) trên bàn đại biểu. Đây là lần thứ hai ông Tuấn xuất hiện tại PGBank kể từ sau khi ngân hàng này thay cổ đông lớn. Trước đó, Chủ tịch TC Group cũng từng xuất hiện tại ĐHĐCĐ bất thường của ngân hàng này hồi tháng 10/2023.

Sự hiện diện của ông Nguyễn Anh Tuấn tại đại hội PGBank chắc chắc không quá bất ngờ với giới đầu tư, bởi nhóm cổ đông vừa chi hơn 2.500 tỷ đồng mua lại 40% cổ phần ngân hàng từ Petrolimex đều có liên quan tới TTC Group.

Cụ thể, CTCP Quốc tế Cường Phát do ông Nguyễn Văn Mạnh là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc. Ông Mạnh từng là cổ đông sáng lập của CTCP Quốc tế PL, pháp nhân do ông Nguyễn Toàn Thắng - em trai Chủ tịch TC Group sáng lập và sở hữu vốn.

Trong khi đó, CTCP Thương mại Vũ Anh Đức do ông Vũ Văn Nhuân làm Chủ tịch HĐQT. Ông Nhuân từng được biết đến với vai trò Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Công ty TNHH TCHB – đơn vị do CTCP Khu công nghiệp Tổ hợp Công nghệ Thành Công Việt Hưng sáng lập và sở hữu 100% vốn. Việt Hưng là một thành viên của Tập đoàn Thành Công, được thành lập bởi CTCP Tập đoàn Thành Công (60%), CTCP Huyndai Thành Công Việt Nam (25%) và Công ty TNHH TCG Land (15%).

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh do ông Nguyễn Tiến Dũng nắm giữ hơn 99% vốn điều lệ. Ông Dũng từng có thời gian làm giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Công ty CP Sản xuất xây dựng CN Thành Công. Công ty này được thành lập vào tháng 8/2020 với 3 cổ đông sáng lập.

Phản hồi thắc mắc của cổ đông liên quan đến vai trò cũng như những hỗ trợ của Tập đoàn Thành Công đối với PGBank, ông Phạm Mạnh Thắng, Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết, Thành Công chỉ là một cổ đông của ngân hàng. Nếu TC Group có những ý kiến tham gia đóng góp trên cơ sở tôn trọng các quy định của pháp luật, thì ban lãnh đạo sẽ tiếp thu và điều chỉnh với chuẩn mực mà ngân hàng đưa ra, đấy là xây dựng một ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.

Quảng cáo

Mục tiêu lợi nhuận 554 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ

Tại đại hội, cổ đông PGBank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 554 tỷ đồng, tăng 57,7% so với kết quả năm 2023.

Tổng tài sản dự kiến đến 31/12/2024 đạt 63.503 tỷ đồng tăng, tăng 8.012 tỷ đồng, tương đương 14% so với cuối năm 2023. Tổng huy động đạt 56.530 tỷ đồng tăng 13,5%, trong đó huy động vốn thị trường đạt 41.230 tỷ đồng, tăng trưởng 15,4%.

Dư nợ tín dụng đạt 40.476 tỷ đồng tăng trưởng 12,88% (Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của PGBank được NHNN giao).

Liên quan đến việc tăng vốn điều lệ, cổ đông đã thông qua phương án tăng vốn qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là 800 tỷ đồng, giúp tăng vốn điều lệ dự kiến lên 5.000 tỷ trong năm 2024.

Cập nhật kết quả kinh doanh mới nhất, kết thúc 3 tháng đầu năm 2024, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 116 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. So với chỉ tiêu lợi nhuận cả năm vừa được đại hội thông qua, ngân hàng mới hoàn thành 20,9% kế hoạch.

Nguyên nhân lợi nhuận đi xuống chủ yếu là do sự sụt giảm ở các mảng kinh doanh phi tín dụng. Trong đó, mảng dịch vụ ghi nhận lỗ thuần gần 9 tỷ đồng, mảng mua bán chứng khoán đầu tư lỗ hơn 1 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng giảm mạnh tới 99,8% trong khi lãi từ hoạt động khác cũng sụt giảm gần 65%.

Đến cuối tháng 3/2024, tổng tài sản của PGBank ở mức hơn 58,7 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cuối năm trước, trong đó, cho vay khách hàng giảm nhẹ 0,4%, xuống gần 35,2 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng ở mức 37,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 2,4%.

Về chất lượng cho vay, thuyết minh báo cáo cho thấy, đến cuối quý I/2024, PGBank đang có tổng cộng 1.032 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng nhẹ 2,4% so với cuối năm trước. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay theo đó bị đẩy lên 2,93%, so với mức 2,85% cuối năm 2023.

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử

Đến cuối năm 2024, tổng tài sản của các ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và tiếp tục bỏ xa các ngân hàng tư nhân.

Ngành ngân hàng 2025: Thách thức cũ và động lực mới Việt Nam sắp có ngân hàng tư nhân đầu tiên sở hữu tổng tài sản đạt mốc 1 triệu tỷ đồng

Lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng gì vào năm mới?

Khi 2025 đang nhận được nhiều kỳ vọng sẽ là năm bước ngoặt đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, các lãnh đạo ngân hàng từ Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đến MB đã đưa ra những kiến nghị quan trọng, tập trung vào tăng cường vốn điều lệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển tài chính xanh và hoàn thiện khung pháp lý...

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh Lợi nhuận ngân hàng Vietcombank lập mức cao kỷ lục mới Hé lộ nhiều ngân hàng lợi nhuận tỷ đô

Một năm ngân hàng với từ khoá “minh bạch”

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua năm 2024 tiếp tục “vượt cơn gió ngược” với những cột mốc quan trọng, trong đó yếu tố “minh bạch” được nhắc đến khá nhiều khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại các nhà băng.

5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Trường kỳ nỗ lực nhà băng tăng vốn

Năm 2024 ghi nhận nhiều thương vụ tăng vốn của các ngân hàng, từ các ngân hàng quy mô nhỏ đến lớn. Sức ép từ việc cạnh tranh gay gắt và đáp ứng các tiêu chí an toàn vốn, được dự báo sẽ khiến cho cuộc đua tăng vốn thêm sôi động trong năm 2025.

Các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024? Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất

Ngân hàng Nhà nước & định hướng điều hành 2025

Năm 2024 chứng kiến nhiều thách thức và cơ hội trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục biến động phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt, từ việc ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay đến tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu, nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo kinh doanh của các ngân hàng Nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cả năm 2024 tăng mạnh Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng năm 2025

Hành trình Sacombank vượt khó và gần 1 tỷ USD chờ chia

Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, đã trải qua gần một thập kỷ tái cơ cấu với vô vàn thách thức. Từ thương vụ sáp nhập với Southern Bank vào năm 2015, ngân hàng không chỉ gánh trên vai khối nợ xấu khổng lồ, mà còn phải ngừng chi trả cổ tức suốt gần 10 năm.

Sacombank báo lãi trong quý III/2024 Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank

Ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Đáng chú ý, có một số nhà băng đã điều chỉnh giảm, trái với xu hướng liên tục tăng trong thời gian gần đây trên thị trường.

Giá vàng đi xuống khi Fed có thể chậm cắt giảm lãi suất Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ