Chủ tịch các ngân hàng lớn đề xuất gì với Thủ tướng?

Lãnh đạo các ngân hàng thương mại vừa đưa ra một loạt đề xuất chính sách nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Chủ tịch các ngân hàng lớn đề xuất gì với Thủ tướng?
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Hồ Hùng Anh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP.

Chiều ngày 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo 13 ngân hàng thương mại cổ phần lớn trong cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hội nghị nhằm tiếp tục đánh giá chính sách tiền tệ, nhất là trong ưu tiên cho tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến đánh giá chính xác, công bằng về chính sách chính sách tiền tệ, điều hành vĩ mô của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), trong đó có các vấn đề liên quan thanh khoản, lãi suất, tỷ giá, room tín dụng, tăng trưởng tín dụng và lãi suất cho vay trong bối cảnh hiện nay và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp về chính sách tiền tệ thời gian tới.

Khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, gia hạn các gói cho vay lãi suất thấp

Tại hội nghị, đại diện ngân hàng Techcombank, ông Hồ Hùng Anh đã đưa ra 3 đề xuất, kiến nghị để trong 4 tháng cuối năm 2024.

Thứ nhất, cần có các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, dự thảo Luật chứng khoán có những điều khoản thay đổi quan trọng và sẽ ảnh lớn đến thị trường chứng khoán, thị trường vốn, cũng như tác động bất lợi đến việc huy động vốn của doanh nghiệp.

"Bộ Tài chính cần đánh giá mức độ ảnh hưởng đến thị trường, doanh nghiệp, người dân và lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, các hiệp hội để có điều chỉnh phù hợp, vừa đảm bảo tăng cường sự ổn định của thị trường cũng như tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn một cách bền vững", ông Hồ Hùng Anh kiến nghị.

Thứ hai, với nhóm giải pháp nâng cao năng lực, khả năng bán hàng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, theo ông Hồ Hùng Anh, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, bất ổn kinh tế, chính trị toàn cầu khiến Techcombank nói riêng và các ngân hàng tại Việt Nam nói chung gặp một số khó khăn bất lợi trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Do vậy, cần có những giải pháp như bổ sung, gia hạn các gói vay vốn với lãi suất thấp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh trong thời gian qua, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Ổn định thị trường ngoại hối, bổ sung, gia hạn các chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT), thời gian nộp thuế, kiểm soát các loại chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí vận tải, xuất nhập khẩu … nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính.

Thứ ba, cần xây dựng và ban hành các hướng dẫn chi tiết và cụ thể về Tín dụng xanh để đảm bảo đồng nhất trong áp dụng và sự công bằng, minh bạch giữa các tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng. Đồng thời, đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, tạo điều kiện cho các tổ chức doanh nghiệp tham gia thị trường vốn, phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp làm dự án xanh, các cơ chế khuyến khích về thuế và bảo hiểm tín dụng xanh.

Tiếp tục thúc đẩy phát triển tài chính xanh

Tương tự, ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch MB cũng cho rằng, cần có thêm các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường TPDN để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn vào hệ thống ngân hàng; đồng thời, tăng cường thông tin truyền thông kịp thời để giữ vững tâm lý thị trường, nhà đầu tư trái phiếu.

Quảng cáo

Ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch MB

Bên cạnh đó, các cơ quan, Bộ ngành địa phương cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt điều chỉnh/quy hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản. Song song với đó, tiếp tục thúc đẩy phát triển tài chính xanh, kinh tế xanh để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, cải thiện hiệu quả hoạt động cho ngành ngân hàng và các doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.

Trong đó, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh thống nhất cơ chế giá điện – đặc biệt là các dự án chuyển tiếp – các dự án mới, chỉ đạo EVN ưu tiên và đảm bảo tiến độ thanh toán cho các DN SX điện xanh, năng lượng tái tạo.

Chủ tịch MB cũng cho rằng, cần thúc đẩy và tạo điều kiện hơn nữa cho ngành ngân hàng tăng cường kết nối, tiếp cận cơ sở dữ liệu quốc gia để phát triển công nghệ, thanh toán đảm bảo an toàn, bảo mật cho khách hàng.

Tăng cường áp dụng các chuẩn mực quốc tế, được quyền thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm

Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch VIB thì đề xuất, cần gia tăng việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế một cách sâu rộng, quản trị các ngân hàng một cách bản chất, thực chất khi ngành ngân hàng Việt Nam đang ngày càng hòa nhập vào xu thế toàn cầu.

Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch VIB

Để phát triển lành mạnh, bền vững, đại diện VIB đề xuất NHNN và Bộ Tài chính thường xuyên tham chiếu, so sánh với các nước phát triển và nước trong khu vực để yêu cầu tất cả các ngân hàng triển khai mạnh mẽ việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Trong đó có các chuẩn mực Basel, trong đó có Basel II cơ bản, Basel II nâng cao và Basel III, trong các lĩnh vực quản trị rủi ro chiến lược, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động; các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, trong đó có IFRS; xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s, S&P rating, Fitch rating; các chuẩn mực quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp tiên tiến, minh bạch.

"Chúng tôi cũng đề xuất NHNN đánh giá, xếp hạng các ngân hàng dựa theo các dữ liệu có độ minh bạch cao, từ đó có các giải pháp giám sát, hỗ trợ, quản lý room tín dụng phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và đảm bảo chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Đặc biệt cần đảm bảo ghi nhận các khoản nợ có vấn đề, nợ cơ cấu một cách đúng bản chất, ghi nhận doanh thu và các khoản dự thu một cách thận trọng theo các chuẩn mực kế toán, từ đó các dữ liệu chính xác về lợi nhuận, vốn, nợ xấu, hệ số CAR, hệ số ROE…", ông Đặng Khắc Vỹ nói.

Cuối cùng, lãnh đạo VIB đề xuất Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành ban hành các quy định chấp nhận việc các tổ chức tín dụng được quyền thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm nhằm xử lý, thu hồi nợ xấu trong trường hợp hợp đồng bảo đảm được ký kết hợp pháp có quy định đầy đủ 3 nội dung: Quy định một trong những phương thức xử lý tài sản bảo đảm là tổ chức tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, quy định tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm, quy định về trình tự thủ tục để tổ chức tín dụng thu giữ tài sản bảo đảm.

Khi quyền hợp pháp của chủ nợ được bảo vệ đầy đủ, trong đó có quyền của các tổ chức tín dụng được thu giữ để xử lý tài sản bảo đảm sẽ tăng được khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân, chi phí tín dụng của người vay được tiết giảm, khách hàng tốt không bị ảnh hưởng lây bởi các khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và không tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, các tổ chức tín dụng sẽ mạnh dạn hơn trong việc đẩy mạnh cho vay và áp dụng mức lãi suất phù hợp hơn khi rủi ro liên quan đến quyền của chủ nợ đã được giảm bớt.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng hiến kế về lãi suất, tăng trưởng tín dụng

Chiều 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, Ngân hàng Nhà nước hút ròng lượng tiền lớn Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi

TPBank dẫn đầu về hỗ trợ doanh nghiệp SME 3 năm liên tiếp

Với những nỗ lực vượt trội trong hoạt động tài trợ thương mại tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vinh danh với giải thưởng Leading SME Trade Bank - Ngân hàng dẫn đầu về hỗ trợ doanh nghiệp SME năm thứ 3 liên tiếp.

TPBank tăng vốn điều lệ, trả cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 20% TPBank công bố danh sách cổ đông sở hữu 1% vốn điều lệ TPBank chốt quyền chi cổ tức 20% vào cuối tháng 9

Khai mạc giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank mùa thứ 3, lan tỏa ý nghĩa nhân văn, tinh thần gắn kết cộng đồng

Ngày 20/9, dưới sự chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, Sunrise Events Vietnam (SEV) cùng Nhà tài trợ chiến lược Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức khai mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3.

Techcombank muốn chào bán gần 20 triệu cổ phiếu ESOP Ai đang sở hữu trên 1% vốn điều lệ tại Techcombank? Techcombank nới room ngoại để chào bán cổ phiếu ESOP cho lao động nước ngoài

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm

SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9-12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

SHB hoàn thành 61% kế hoạch năm sau 6 tháng SHB là ngân hàng có sáng kiến tốt nhất dành cho SMEs

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm Big 4 cuối tháng 8/2024

Khảo sát nhanh biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy dành cho khách hàng cá nhân tại Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank cho thấy, lãi suất huy động cho các khách hàng này dao động từ 0,1 - 4,8%/năm.

Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Áp lực thanh khoản vơi bớt, đà tăng lãi suất huy động chững lại

Đà tăng của lãi suất huy động chững lại trong bối cảnh áp lực lạm phát và áp lực thanh khoản hệ thống đã vơi bớt sau những nỗ lực can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Khi nào tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt lãi suất 0%, không tài sản bảo đảm?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo Quyết định về khoản vay đặc biệt với lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm để lấy ý kiến đóng góp từ các bên.

Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, Ngân hàng Nhà nước hút ròng lượng tiền lớn Loạt ngân hàng vào cuộc giảm mạnh lãi suất cho khách hàng chịu thiệt hại vì bão Yagi