Theo dự tính của VDSC, nhu cầu vốn đáp ứng hoạt động kinh doanh và thanh toán thời điểm cuối năm kết hợp với áp lực từ việc rút vốn khỏi kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ khiến vòng xoáy tăng lãi suất huy động vẫn tiếp diễn.
Chỉ một tuần sau quyết định tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động tại một số ngân hàng thương mại thậm chí đã lên 2 con số. Tuy nhiên, thực tế còn là câu chuyện khác...
Tính đến hiện tại, mặt bằng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã về lại vùng trước đại dịch COVID - 19, thậm chí cao hơn, với mức tăng trung bình 300-400 điểm cơ bản so với cuối năm 2021.
Không thể tiếp tục đứng ngoài “cuộc đua”, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước hôm nay (27/10) đã đồng loạt treo biểu lãi suất huy động mới, với việc tăng từ 1 -1,4 điểm % so với trước đó.
Ngân hàng Nhà nước đã phải cân nhắc và chia sẻ giữa chi phí và lợi ích của việc nới biên tỷ giá để giảm áp lực cho lãi suất, cũng như buộc phải điều chỉnh tăng lãi suất để giảm áp lực tỷ giá...
Trên thực tế, cả các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp đều đang gặp nhiều khó khăn trong việc tài trợ nhu cầu vốn hoạt động của mình, khi các điều kiện trên thị trường vốn đang thắt chặt hơn.
Áp lực lớn đến từ cả thế giới và trong nước khiến nhiều chuyên gia cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ có tiếp một đợt tăng lãi suất điều hành trong thời gian tới.