Chính thức cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu thiệt hại do bão số 3

Việc cơ cấu được thực hiện đến hết ngày 31/12/2025, không giới hạn số lần cơ cấu.

Chính thức cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu thiệt hại do bão số 3
Hình minh họa.

Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và các thiên tai sau bão, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 04/12/2024 trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước. Quyết định cho phép các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ nguyên nhóm nợ theo phân loại trước thời điểm xảy ra thiên tai đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng gặp khó khăn.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 và căn cứ vào Quyết định số 1510/QĐ-TTg, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 53/2024/TT-NHNN, quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng chịu thiệt hại do bão số 3, ngập lụt, lũ lụt và sạt lở đất.

Quảng cáo

Thông tư gồm 9 điều, trong đó quy định đối tượng áp dụng là các khách hàng bị ảnh hưởng tại 26 địa phương chịu thiệt hại từ bão số 3. Phạm vi cơ cấu nợ là các khoản vay và cho thuê tài chính có dư nợ gốc phát sinh trước ngày 07/09/2023, với nghĩa vụ trả nợ từ ngày 07/09/2024 đến 31/12/2025.

Số dư nợ được xem xét cơ cấu còn trong hạn hoặc quá hạn không quá 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, trả nợ đã thỏa thuận. Tuy nhiên để hỗ trợ khách hàng có thời gian khắc phục hậu quả sau bão, Thông tư cho phép xem xét cơ cấu lần đầu tiên đối với số dư nợ quá hạn trên 10 ngày trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết 10 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực

Việc cơ cấu được thực hiện đến hết ngày 31/12/2025, không giới hạn số lần cơ cấu. Thời điểm trả nợ cuối cùng của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng nhưng không vượt quá ngày 31/12/2027

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc ban hành Thông tư và Quyết định của Thủ tướng về giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro sẽ giúp giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện tiếp cận vốn vay mới, khôi phục sản xuất kinh doanh và ổn định cuộc sống sau thiên tai.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh

Từ những quy định ban đầu của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia vào năm 2015, đến năm 2025, các NHTM đã có một thập kỷ nỗ lực mở cửa thị trường tài chính xanh, trong đó có sứ mệnh tiên phong dẫn dắt trái phiếu xanh tại V

HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 35.100 tỷ đồng HDBank tiên phong công bố Khung Tài chính Bền vững

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn góp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại Công ty Tài chính Bưu điện (PTF) cho AEON Financial Service Co., Ltd. (AEON Financial).

SeABank chuẩn bị thưởng hơn 1,1 triệu cổ phiếu cho cán bộ quản lý SeABank vinh dự nhận giải thưởng UN WEPs Award 2024 hạng mục “Bình đẳng giới tại thị trường”

LPBank trao thưởng 5 tỷ đồng, đồng hành cùng Đội tuyển Bóng đá Việt Nam đăng quang ngôi vô địch Đông Nam Á

Hòa chung niềm vui chiến thắng với chức vô địch ASEAN CUP 2024, LPBank đã trao thưởng 5 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Việt Nam, nhằm tri ân sự cố gắng không ngừng nghỉ và ý chí kiên cường của các cầu thủ và ban huấn luyện.

LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) thưởng 2 tỷ đồng nếu đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng tối nay

BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025

Năm 2024, với sự chủ động, quyết tâm, nỗ lực phát huy tối đa mọi nguồn lực... hoạt động kinh doanh của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt, hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, chủ đạo trong thực hiện cá

BIDV dự kiến chi cổ tức 21% BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Kỷ lục lượng tiền được hệ thống ngân hàng "bơm" ra nền kinh tế

Doanh số cho vay trong năm 2024 của toàn hệ thống ngân hàng đạt 23 triệu tỷ đồng. Số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng thêm 2,1 triệu tỷ đồng trong 1 năm qua, là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Thông tư quan trọng về giãn nợ chính thức hết hiệu lực, nợ xấu các ngân hàng có tăng đột biến? Nhiều ngân hàng có thể sẽ tăng phí dịch vụ trong quý này