CEO Tân Thuận là chủ mưu trong vụ bán rẻ 2 dự án "khủng" cho Quốc Cường Gia Lai

VKS xác định bị cáo Trần Công Thiện, cựu Tổng giám đốc Tân Thuận có vai trò chủ mưu, xuyên suốt toàn bộ các hành vi phạm tội.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều ngày 13/10, đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS) nêu quan điểm luận tội và đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX) mức án đối với các bị cáo liên quan sai phạm Tân Thuận bán rẻ 2 dự án đất công gồm khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè và khu dân cư Ven Sông, quận 7, gây thiệt hại của nhà nước hơn 735 tỷ đồng.

VKS đề cập, Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Văn phòng Thành ủy TP.HCM làm chủ sở hữu. Dự án Phước Kiển và Ven Sông là 2 dự án mà Công ty Tân Thuận là chủ sở hữu. Theo quy định của pháp luật, việc chuyển nhượng đất dự án của doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường, đưa ra đấu giá và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, theo VKS các bị cáo tại Công ty Tân Thuận, Văn phòng Thành ủy và Thành ủy TP.HCM đã đề xuất, quyết định và thực hiện quy trình chuyển nhượng tại 2 dự án nêu trên không thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, gây thất thoát tài sản của nhà nước là vốn của Thành ủy TP.HCM tại Công ty Tân Thuận hơn 735 tỷ đồng, trong đó KDC Phước Kiển là hơn 202 tỷ đồng, KDC Ven Sông là hơn 532 tỷ đồng.

VKS nhận định, kết quả quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, quá trình thẩm vấn trực tiếp đã làm rõ vai trò, trách nhiệm, tính chất, mức độ của hành vi trái pháp luật; 10 bị cáo đều thừa nhận hành vi đúng như cáo trạng truy tố, do đó cần có mức án tương xứng. Trong đó, VKS xác định bị cáo Trần Công Thiện, cựu Tổng giám đốc Tân Thuận có vai trò chủ mưu, xuyên suốt toàn bộ các hành vi phạm tội.

VKS đánh giá, bị cáo Phạm Văn Thông, cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy TP.HCM chịu trách nhiệm trực tiếp trong thẩm định các tờ trình để trình lãnh đạo Thành ủy phê duyệt, do đó VKS đề nghị bị cáo này mức án cao thứ 2, sau bị cáo Thiện.

Đối với bị cáo Tất Thành Cang, cựu Phó bí thư thường trực Thành ủy TP, VKS nêu vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo là Phó bí thư Thường trực Thành ủy, là người đứng đầu được giao quản lý tài sản của Đảng bộ TP, phụ trách Văn phòng Thành ủy. Theo đó, bị cáo Tất Thành Cang buộc phải biết rõ các quy định của nhà nước đối với việc chuyển nhượng dự án Phước Kiển, nhưng bị cáo Tất Thành Cang vẫn bút phê “đồng ý” vào tờ trình số 1206. Hậu quả của việc chuyển nhượng là nhà nước thiệt hại hơn 202 tỷ đồng, nên bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng.

Theo đó, bị cáo Trần Công Thiện bị đề nghị 15 - 17 năm tù; bị cáo Tất Thành Cang từ 8 - 10 năm tù. 8 bị cáo còn lại trong vụ án, VKS đề nghị từ 4 năm tù đến 15 năm tù.

Về trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng, VKS nhận định, dự án Ven sông đã được Công ty Tân Thuận chuyển nhượng phần diện tích 11.967,4 m2 cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá hơn 239 tỷ đồng. Căn cứ kết quả định giá tại thời điểm khởi tố vụ án tháng 12/2019 trị giá khu đất là hơn 522,7 tỷ đồng. Do vậy, số tiền thất thoát thực tế là hơn 283 tỷ đồng, hiện chưa khắc phục được phần thiệt hại này.

VKS nêu, do phần diện tích đất này đã được Công ty Quốc Cường Gia Lai đầu tư xây dựng hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng, việc thu hồi dự án sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, nên VKS đề nghị HĐXX không thu hồi mà cần buộc các bị cáo: Phạm Văn Thông, Phan Thanh Tân, Huỳnh Phước Long, Trần Công Thiện, Nguyễn Văn Minh, Trần Tấn Hải, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Thị Ngọc Bích và Nguyễn Hoàng Việt phải có trách nhiệm liên đới bồi thường số tiền trên cho nhà nước, tương ứng với trách nhiệm hình sự của mỗi bị cáo đối với hành vi chuyển nhượng tại dự án này.

Phần diện tích đất còn lại 21.894,1 - 11.967,4 m2 tại khu IV - KDC Ven Sông, VKS đề nghị giao cho UBND TP.HCM xem xét giải quyết theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai; chú ý đảm bảo quyền lợi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối với số tiền hơn 16,9 tỷ đồng là số tiền mà Công ty Quốc Cường Gia Lai đã nộp vào tài khoản tạm giữ thuộc Cơ quan An ninh điều tra, VKS đề nghị giao trả cho Công ty Tân Thuận.

Liên quan tới khoản tiền lãi suất trên, trước đó tại tòa, phía Tân Thuận yêu cầu được nhận lại 21 tỷ đồng tiền lãi đã chuyển cho QCGL khi hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng dự án, ngược lại, QCGL cho rằng việc trả tiền lãi là phù hợp và đề nghị được nhận lại 16,9 tỷ đồng đã nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Chuyên gia hiến kế hạ giá nhà chung cư

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, giá chung cư Hà Nội sẽ có điểm điều chỉnh nhưng không nhiều. Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Cửa hàng WIN hiện đại với đa dạng chủng loại hàng hóa được trưng bày dựa trên cơ sở dữ liệu lớn

Masan đạt 18.855 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

“Masan sẽ thúc đẩy lợi nhuận của WinCommerce, Masan MEATLife và Phúc Long hơn nữa để sánh vai cùng Masan Consumer. Khả năng sinh lời sẽ là thước đo quan trọng trong 18 đến 24 tháng tới giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông", Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang cho biết.

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Chat với BizLIVE