Cần chờ 6 -12 tháng để 3 luật liên quan “ngấm vào” thị trường bất động sản

Trong ngắn hạn, cụ thể là 6 tháng cuối năm, bộ ba luật mới sẽ không tác động quá nhiều tới các phân khúc, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, theo chuyên gia.

Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh Bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

Đây là dự án luật được Chính phủ đề xuất trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình 1 kỳ họp và nhận được sự đồng ý của Quốc hội. Ngay tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình làm việc và bổ sung nội dung này vào xem xét, quyết định thông qua.

Theo đó, 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản có hiệu lực từ 1/8, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội trước đó là hiệu lực từ 1/1/2025 (trừ khoản 2 và 3 Điều 252 của Luật Đất đai).

Tương tự, khoản 3 của Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của Luật Các tổ chức tín dụng cũng sẽ có hiệu lực sớm từ 1/8 để đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ khi nhận tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng.

Việc các luật liên quan đến bất động sản được thông qua có hiệu lực sớm 5 tháng được kỳ vọng sẽ gỡ khó cho hàng trăm dự án phát triển nhà ở đang gặp vướng mắc về pháp lý, đưa thị trường bất động sản tiếp tục phát triển.

Trao đổi với báo chí, ông Võ Hồng Thắng - Giám đốc đầu tư, Công ty DKRA Group nhận định: trong dài hạn, thị trường sẽ ngày càng khởi sắc hơn và động thái tích cực này sẽ lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, cụ thể là 6 tháng cuối năm, bộ ba luật mới sẽ không tác động quá nhiều tới các phân khúc, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Các bộ luật cần 6 - 12 tháng mới thực sự thẩm thấu vào thị trường.

“Từ cuối năm 2023 tới nay, thị trường đã có những tín hiệu hồi phục nhưng chỉ tập trung ở phân khúc vừa túi tiền, đặc biệt là các căn chung cư hạng B và C tại các thành phố lớn. Kể cả khi tổng thể cung và cầu đã tăng nhưng số lượng đó vẫn chưa đáng kể, chỉ bằng 15-20% giai đoạn năm 2019”, ông Thắng bình luận.

Hiện tâm lý thị trường đang chia ra làm hai thái cực. Một là các nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính từ chu kỳ trước vẫn tiếp tục có xu hướng gồng lãi chờ cơ hội. Hai là một số nhà đầu tư giữ lượng tiền mặt lớn đang có xu hướng tiếp tục nghe ngóng những diễn biến tiếp theo của thị trường.

“Số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố 6 tháng đầu năm nay cho thấy tổng lượng tiền gửi là trên 13,6 triệu tỷ đồng, bất chấp lãi suất ở mức rất thấp. Tâm lý phòng thủ này đã khiến cho thanh khoản của thị trường bất động sản dù có tăng nhưng còn hạn chế”, ông Thắng chia sẻ.

nha-tai-dinh-cu-tai-phuong-tran-phu-quan-hoang-mai-xay-dung-xong-nhung-bo-hoang-nhieu-nam-nay-anh-cong-hung-320240520063938.jpg?rt=20240801104047
Ảnh minh họa

Đánh giá về các tác động của các bộ luật liên quan tới bất động sản có hiệu lực từ hôm nay (1/8), PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho rằng, các bộ luật mới chắc chắn sẽ có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển của thị trường. Bởi lẽ các bộ luật được soạn thảo trong bối cảnh thị trường đang gặp khó khăn, vướng mắc có mục tiêu hướng đến nhằm giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc này.

Quảng cáo

Tuy nhiên, theo PGS. TS Trần Đình Thiên, để thị trường bất động sản Việt Nam thực sự ổn định và phát triển trở lại, rất cần một chữ “thông”, trong đó đặc biệt cần thiết phải “thông cầu, thông cung” để cung và cầu bất động sản bị tắc nghẽn hiện nay có thể gặp nhau, thị trường mới “đổi sắc”.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, muốn vậy, có mấy việc cần phải làm, cấp bách đúng nghĩa.

Thứ nhất, các vướng mắc thể chế phải được giải quyết nhanh và dứt điểm, để không kìm hãm nhịp phục hồi của thị trường.

Thứ hai, thông các nguồn lực và có biện pháp thúc đẩy, tạo cơ hội để cả doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và khách hàng/nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận nguồn vốn thuận lợi với mức lãi suất thật sự hỗ trợ, tạo động cơ tăng trưởng và phát triển mới.

Thứ ba, xem xét các giải pháp cải thiện mức lương tối thiểu để người dân có cơ hội tăng thu nhập, từ đó cầu cũng tăng lên.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện các giải pháp thu hút dòng đầu tư để duy trì và thúc đẩy phân khúc BĐS công nghiệp, thương mại và du lịch, nghỉ dưỡng.

“Quan trọng nhất, cần lưu ý các giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ, nút thắt nào có cơ hội được giải tỏa thì giải tỏa ngay để tránh mất đà phục hồi của thị trường. Khơi thông vốn cho thị trường BĐS chính là khâu trọng yếu đó”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định.

Dưới góc nhìn kinh tế, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhìn nhận, các bộ luật có hiệu lực sớm về mặt thời gian sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi đóng góp từ 12-14% GDP quốc gia. Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS là cho cả quá trình phục hồi kinh tế.

Cả 3 bộ luật khi chính thức có hiệu lực sẽ tạo hành lang pháp lý mới, giải tỏa hầu hết các "nút thắt" cho thị trường khi 70-80% các vướng mắc đang tồn tại là do pháp lý. Đồng thời, tạo nền tảng cho thị trường BĐS phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực thi, cần đẩy nhanh việc hoàn thành các nghị định trên cơ sở đảm bảo nội dung chất lượng, bám sát thị trường.

Ngoài ra, cần phải hoàn thiện pháp lý với quy trình, thủ tục tinh giản, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể hoạt động trên thị trường tiếp cận nhưng vẫn đảm bảo là công cụ để quản lý, giám sát hoạt động của thị trường.

Đối với các chính sách hỗ trợ tài khóa, tiền tệ đang chưa được như kỳ vọng, đặc biệt, hỗ trợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội cần được phân bổ công bằng cho các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có các doanh nghiệp chủ đầu tư dự án BĐS và nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường BĐS.

“Doanh nghiệp cần nỗ lực tái cấu trúc, phát triển BĐS hợp túi tiền, nhu cầu của người dân. Phân khúc nhà ở xã hội, cần có cái nhìn nhận mới, theo hướng là kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia”, TS. Thành nhấn mạnh.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Đánh thuế bất động sản bỏ hoang luỹ tiến theo năm?

Chuyên gia của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, đã đến lúc cần cải cách thuế bất động sản để giải bài toán giá nhà đất tăng quá cao. Sắc thuế cần áp dụng với ngôi nhà thứ 2 trở lên và đánh thuế luỹ tiến theo năm bỏ hoang.

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 2 kiến nghị gỡ vướng hồ sơ đất đai bị ách tắc Trong 1 tháng, Tp.HCM gần 9.000 hồ sơ đất đai bị tắc tại cơ quan thuế

Trong 1 tháng, Tp.HCM gần 9.000 hồ sơ đất đai bị tắc tại cơ quan thuế

Theo Cục Thuế Tp.HCM, từ ngày 1/8 đến 27/8 cơ quan thuế đã tiếp nhận tổng cộng 8.808 hồ sơ. Trong đó có 346 hồ sơ thu tiền sử dụng đất với trường hợp công nhận quyền sử dụng đất, 277 hồ sơ thu tiền sử dụng đất với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất.

HoREA gửi văn bản "khẩn" về bảng giá đất TP.HCM, mong muốn Quốc hội "giải thích luật" Thành ủy TP. Hồ Chí Minh lấy ý kiến người dân về dự thảo Bảng giá đất mới

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Việc trúng đấu giá tăng cao so với giá khởi điểm là đúng thực tế”

Xu hướng tăng giá chung của thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi, và một lượng giá giao dịch tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp từ đầu năm 2024, đặc biệt là đối với các bất động sản có pháp lý rõ ràng, được đầu tư hạ tầng giao thông...

Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ bảng giá đất mới của Tp.HCM? Tăng trưởng tín dụng nhiều khởi sắc, có khả năng đạt được mục tiêu 15%

Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ bảng giá đất mới của Tp.HCM?

Theo Sở TN&MT Tp.HCM, bảng giá đất điều chỉnh có lợi cho người dân có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng hơn, với số tiền được bồi thường cao hơn trước đây. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất sẽ tăng thêm trong thời gian tới.

VARS: Diễn biến các cuộc đấu giá đất vừa bất thường, vừa bình thường Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất để tránh trục lợi khi đấu giá

Những điểm mới quan trọng về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 88

Tại Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giới thiệu về những điểm mới quan trọng của Nghị định số 88/2024/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Người dân có cần làm lại sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8? Hà Nội thúc cấp “sổ đỏ” cho người dân sau khi Luật Đất đai có hiệu lực

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 2 kiến nghị gỡ vướng hồ sơ đất đai bị ách tắc

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi UBND Thuế TP. Hồ Chí Minh về việc giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị lần thứ 2 của Cục Thuế Thuế TP. Hồ Chí Minh trong vòng 1 tháng qua về vấn đề này.

Lệ phí trước bạ tăng thế nào khi sang tên sổ đỏ theo Luật mới? Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt trong trường hợp nào?

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính trong xây dựng và mua bán nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Quyết định số 927/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024 Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất giảm lãi suất cho vay gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất nguồn vốn 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên với lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 là 8%/năm với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà và thời gian ưu đãi ngắn với 3 năm chủ đầu tư và 5 năm với người mua nhà là chưa thực sự thu hút người vay.

SK Group sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần WinCommerce cho Masan Group Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?