Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): “Bệ đỡ” của các doanh nghiệp!

Sau 17 năm công bố PCI, lãnh đạo các địa phương đều hết sức quan tâm đến thước đo PCI và quyết tâm cải thiện năng lực cạnh tranh để chính quyền thật sự trở thành “bệ đỡ” cho các doanh nghiệp tiếp tục trụ vững và phát triển.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lãnh đạo các địa phương trong Top 10 PCI năm 2021
Lãnh đạo các địa phương trong Top 10 PCI năm 2021

Nỗ lực cải thiện chỉ số PCI

Sau 3 năm tạm dừng hoạt động vì Covid-19, anh Đặng Ngọc Thư, chủ doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Quảng Ninh đã đến Trung tâm phục vụ hành chính công làm giấy đăng ký kinh doanh mới. Tại đây, doanh nghiệp đã được hướng dẫn hỗ trợ cụ thể về các thủ tục hành chính.

“Các cán bộ ở đây hướng dẫn tỉ mỉ để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, không mất thời gian đi lại nhiều. Thời gian làm việc rất nhanh chỉ mất khoảng 3 ngày là có thể lấy giấy đăng ký kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng có thể hoạt động kinh doanh trở lại”, anh Thư chia sẻ.

Theo bà Nguyễn Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh, dù đứng đầu chỉ số PCI trong 5 năm liên tiếp, song trong năm 2022, địa phương vẫn kiên trì với các nỗ lực cải cách hành chính nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là việc gia nhập thị trường và chi phí thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính.

Nhiều thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp đã được cắt giảm 40-60% so với quy định. Đặc biệt, các thủ tục liên quan đến đầu tư được cắt giảm rất nhiều như thủ tục thu hút đầu tư được cắt giảm từ 53 ngày theo quy định xuống còn 18 ngày hay việc thu hút đầu tư trong khu công nghiệp theo quy định là 43 ngày thì nay chỉ thực hiện 15 ngày.

“Các cán bộ công chức phải xử lý quy trình 5 bước khép kín ngay tại trung tâm: Hướng dẫn – Tiếp nhận – Thẩm định – Phê duyệt – Đóng dấu - Trả kết quả. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiến tới thực hiện các bước này trên môi trường mạng, toàn bộ các hồ sơ được số hóa ngay từ đầu vào đến khi kí số và trả kết quả”, bà Vân thông tin.

Tương tự, theo bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm, Phó trưởng Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng, là địa phương có sự ổn định nhất về kết quả chất lượng đánh giá năng lực điều hành kinh tế PCI nhờ các giải pháp cải cách thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên.

Tuy vậy, Đà Nẵng vẫn có một số chỉ số thành phần như chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian để thực hiện các quy định Nhà nước, chất lượng đào tạo lao động vừa giảm điểm vừa tụt hạng. Vì vậy, địa phương đã thành lập Tổ công tác liên ngành để tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các dự án đầu tư xây dựng.

“Các tổ công tác liên ngành có nhiệm vụ nắm bắt nhanh chóng các vấn đề của doanh nghiệp và giúp chính quyền có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Các tổ công tác cũng hỗ trợ tích cực công tác thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương”, bà Trâm nêu rõ.

Đặc biệt, từ giữa năm 2022, kinh tế trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, tình hình sản xuất của số đông doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm mạnh.

Theo đó, ngoài việc rà soát, thực hiện có hiệu quả đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 còn hiệu lực, địa phương cũng tập trung ổn định sản xuất, ban hành thêm chính sách hỗ trợ về vốn, hỗ trợ về mặt bằng, và hỗ trợ về tuyển dụng lao động.

“Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, chúng tôi hỗ trợ tạo thuận lợi về thủ tục trong việc thông quan và kết nối với các đối tác nước ngoài, tìm kiếm các thị trường mới để các sản phẩm xuất khẩu thuận lợi hơn” bà Trâm nêu rõ.

Cải cách tốt đã được lan tỏa

Năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 288 về Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đã đưa chỉ số PCI trở thành một chỉ tiêu chính để đánh giá kết quả cải cách hành chính ở các tỉnh, thành phố.

Theo đó, các địa phương đều đã và đang nỗ lực hết sức để nâng hạng PCI, không chỉ tạo ra sự sôi động cho “đường đua” này mà còn đặt ra sự cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực về thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký VCCI, trong "đường đua" bảng xếp hạng qua các năm, dù có tỉnh thăng hạng và xuống hạng, nhưng điều đáng mừng là lãnh đạo các địa phương đều hết sức quan tâm đến thước đo PCI.

Các tỉnh nhóm sau trong bảng xếp hạng PCI đang có những nỗ lực vượt bậc để thu hẹp khoảng cách với các tỉnh dẫn đầu. Và điều này cũng phát đi tín hiệu về những động lực và thực tiễn cải cách tốt đã được lan tỏa.

Ông Tuấn cũng cho rằng, bản chất của PCI là tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp gửi tới chính quyền địa phương. Vì vậy, việc cải thiện các chỉ số PCI nằm trong tầm tay của chính quyền các địa phương và có thể thực hiện ngay, với chi phí không cao.

"Công khai thông tin về các cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp, hay chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ, tiếp cận đất đai, hay hướng dẫn tuân thủ các quy định... mất ít chi phí hơn rất nhiều so với những khoản đầu tư lớn, khó chủ động như thực hiện cải thiện cơ sở hạ tầng, nhưng hiệu quả lại vô cùng lớn...", ông Tuấn nêu ví dụ.

Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều quy định pháp luật, cơ chế, chính sách về các hoạt động kinh doanh, đầu tư còn chồng chéo, đang trong quá trình hoàn thiện, thì vai trò của chính quyền địa phương vô cùng quan trọng, thậm chí mang tính quyết định sự thành bại của các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

“Bài học rút ra được từ các cuộc khảo sát, phỏng vấn doanh nghiệp là đánh giá một môi trường kinh doanh tốt không phải nhờ những bản kế hoạch hành động hoành tráng, số lượng văn bản ban hành dày đặc, hay những ngôn từ tốt đẹp, mà phải nhìn từ việc thực hiện từng thủ tục hành chính cụ thể”, ông Tuấn nhìn nhận.

Những nỗ lực của cải cách của các địa phương trong năm 2022 sẽ được ghi nhận vào báo cáo PCI 2022 được công bố vào ngày 11/4 tới đây. Đây là cuộc khảo sát lấy mẫu ngẫu nhiên từ gần 12.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.

Ngoài việc công bố danh sách các địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất, báo cáo còn sẽ nhận diện các khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp.

Cũng trong báo cáo PCI 2022, VCCI lần đầu tiên giới thiệu Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) nhằm hỗ trợ chính quyền các tỉnh, thành phố xây dựng môi trường kinh doanh hướng tới định hướng xanh và phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Trong lần công bố trước, Top 3 thuộc về Quảng Ninh, Hải Phòng và Đồng Tháp.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE