VN-Index bị giật xuống cuối phiên, HPG "nằm sàn"

Áp lực không quá lớn nhưng việc không có được tiền vào phiên chiều khiến người bán hoàn toàn nắm được thế chủ động. Những cổ phiếu vẫn chưa ổn định như HPG, DIG, HCM, VCG, CII đồng loạt giảm sàn cuối phiên giao dịch.

Ngân hàng chưa thể tập hợp đủ quân số khi các mã tăng tốt nhất như STB (+3,6%), BID (+2,6%), CTG (+2,1%), ACB (+1,5%) đều chưa được dòng tiền lấp đầy để kéo biên độ vượt trội so với mặt bằng chung. Cả nhóm khép lại phiên với trạng thái phân hóa khi TPB (-3,1%), VPB (-2,9%), VIB (-1,6%) xuất hiện ở chiều ngược lại.

Khó khăn còn xuất hiện thêm khi ở nhóm VN30, HPG bị dòng tiền lướt sóng chốt ra trong đó có cả lực bán của nhà đầu tư ngoại. HPG chốt phiên giảm sàn về 13.800 đồng/cổ phiếu, giao dịch hơn 430 tỷ đồng, riêng khối ngoại bán ròng hơn 27 tỷ đồng.

Cùng với đó là VIC (-2,1%), VHM (-2%) tạo thêm sức ép vào chỉ số. VN30 đã phải quay đầu giảm 0,72% kéo theo VN-Index cũng mất 0,64% xuống 946 điểm.

Do mọi sự chú ý đều dành cho VN30, sự tự chủ của các cổ phiếu Midcap và Penny đã không được thể hiện. Các mã HCM, VCG, CII, DBC, HBC, HPX, FTS, LDG lại xuất hiện trong trạng thái "nằm sàn" cùng cặp đôi NVL, PDR.

Nếu như dòng tiền vào tốt từ sáng nay thì rất có thể thị trường đã có kết quả thuận lợi hơn. Tuy nhiên, do thiếu thanh khoản nên diễn biến trên là rất khó tránh khỏi. Tổng giá trị giao dịch của HOSE tới cuối phiên chỉ là 7.858 tỷ đồng. VN-Index vẫn chốt điểm với sắc đỏ, mất 6,12 điểm xuống 946 điểm (-0,64%).

Đây cũng là khuyên nhân khiến cho HNX-Index và UPCoM-Index phải điều chỉnh mạnh hơn, mất lần lượt 1,8% và 1,11%. Một số mã tại 2 sàn như TAR (-9%), CEO (-8,7%), BCC (-6,2%), MBS (-6%), BSR (-6,4%), VGI (-6,6%) đã giảm hơn 6%. Giá trị giao dịch của 2 sàn gộp lại chỉ đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

***

Nhóm Ngân hàng đang dần củng cố vai trò dẫn dắt tâm lý với BID (+4%), STB (+3%), CTG (+2,9%), TCB (+1,1%), ACB (+1%) được nới thêm biên độ. Nhờ đó, VN-Index mới có được nhịp ngoi lên tăng điểm cuối phiên sáng.

Tuy nhiên, nhà đầu tư có vẻ vẫn mong đợi nhiều hơn nữa nên thanh khoản đang đi sau. Giá trị giao dịch của toàn HOSE chỉ đạt 3.640 tỷ đồng. Nếu phiên hôm qua loại ra những giao dịch giải cứu NVL, PDR thì so với phiên sáng nay vẫn có sự chênh lệch tới gần 2.000 tỷ đồng.

Quảng cáo

Các cổ phiếu vẫn đang phải chứng kiến sự lấn lướt của sắc đỏ dù biên độ của hầu hết các mã là không lớn như VND (-0,44%), NLG (-1,73%), KBC (-1,2%), PVD (-0,7%), GIL (-0,24%), HAG (-1,41%), HCM (-1,05%)… Tỷ lệ phủ của sắc đỏ trên HOSE hiện đang đạt gần 56%.

vnindex2311a20221123115525.png?rt=20221123160703 Diễn biến giao dịch sáng 23/11

VN-Index tạm dừng phiên sáng với mức tăng 1,95 điểm lên 954,07 điểm. 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index vẫn đang đi ngang dưới tham chiếu, lần lượt giảm 0,29% và 0,35%.

****

Nhóm Bluechips đại diện là VN30 đã suy yếu ít nhất trong vòng 2 phiên trở lại đây trong khi Midcap và Penny vẫn rất cố gắng để tăng đuổi. Tới sáng nay thì những diễn biến tăng vượt trội của các cổ phiếu Midcap và Penny cũng không còn được duy trì nữa.

Nhóm lướt sóng cũng đã chốt lời xong và đang lại canh những tín hiệu từ Bluechips. Đây cũng là tâm lý tương tự với những nhà đầu tư còn chưa kịp giải ngân bắt đáy giai đoạn vừa qua.

Tuy nhiên, các mã trong rổ VN30 vẫn chưa thực sự phát đi tín hiệu rõ ràng. Nếu loại đi các trường hợp như NVL, PDR vẫn cần thời gian để dò đáy, các cổ phiếu trong VN30 chủ yếu đang đi trong một biên độ hẹp ở cả chiều tăng lẫn giảm.

Các mã VCB (-0,5%), MSN (-1,9%) đang triệt tiêu lại các mã VHM (+0,9%), VIC (+1,5%), TCB (+1,8%), CTG (+2,1%), PLX (+2,5%), BID (+1,1%). Trong số này, sự hiện diện của khá nhiều cổ phiếu Ngân hàng đang gieo một chút hy vọng cho nhà đầu tư, tuy nhiên tín hiệu của nhóm này vẫn cần phải mạnh hơn.

Với cả thị trường chung, sắc đỏ đang lấn lướt với hơn 250 mã giảm. Biên độ của các cổ phiếu nhìn chung cũng đang bị thu hẹp lại. VN-Index đang tạm giảm xuống 947 điểm. Mức thanh khoản của HOSE sau phiên đột biến hôm qua do hiện đang sụt giảm đột ngột. Giá trị giao dịch tới 10h30 chỉ là gần 2.400 tỷ đồng.

Chỉ số HNX-Index sau một số phiên đi ngược lại VN-Index thì sáng nay cũng đang phải đi theo sự điều tiết chung. Sắc đỏ đang xuất hiện và chỉ số đang giảm xuống 193 điểm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Eximbank tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, thông qua việc chuyển trụ sở ra Hà Nội

Cổ đông của Ngân hàng Eximbank đã chốt việc chuyển trụ sở từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội, miễn nhiệm thành viên Ban Kiểm soát và hai thành viên HĐQT tại Đại hội đồng cổ đông bất thường diễn ra sáng 28/11.

Eximbank chuẩn bị họp cổ đông bất thường bàn chuyện dời trụ sở Vì sao Eximbank muốn chuyển trụ sở ra Hà Nội?

Giải chạy Marathon Quốc tế do Techcombank đồng hành có tiếp tục được mong đợi?

Cột mốc năm thứ 7 không chỉ ghi nhận mức kỷ lục mới của vận động viên tham gia mà còn đánh dấu giải marathon Quốc tế TP Hồ Chí Minh Techcombank trở thành giải chạy biểu tượng của Thành phố với những giá trị tích cực.

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: giải pháp ngân hàng số “vượt trội” Techcombank Mobile Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại

Dự kiến nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng lên 10,5%

Trường hợp ngân hàng thương mại không đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và mức đệm bảo toàn vốn quy định trong từng giai đoạn sẽ bị hạn chế trong việc phân phối cổ tức bằng tiền mặt.

Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền vào hệ thống Loạt lãnh đạo ngân hàng, người liên quan đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Năm thứ 2 liên tiếp MSB lọt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính

Ngày 16/11, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) được vinh danh thuộc Top 10 doanh nghiệp niêm yết ngành tài chính có Báo cáo thường niên tốt nhất. Giải thưởng nằm trong khuôn khổ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024 (VLCA) do Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tư phối hợp tổ chức. Sau 4 năm niêm yết cổ phiếu trên Hose, đây là năm thứ 2 liên tiếp MSB nhận danh hiệu này.

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB Chi tiêu thông minh cho gia đình, lựa chọn thẻ tín dụng MSB Mastercard Family

Giải mã sức hút của gói cho vay mua nhà linh hoạt bậc nhất thị trường

Gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của VIB không chỉ đáp ứng nhu cầu vay mua nhà của hàng nghìn gia đình, mà còn là động lực mạnh mẽ giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt bậc, đạt 7% trong quý III/2024, gấp đôi mức trung bình ngành.

VIB: Lợi nhuận đạt 4.600 tỷ, tín dụng và huy động vốn tăng trưởng 5% trong 6 tháng đầu năm 2024 VIB huy động thành công 1.000 tỷ đồng từ trái phiếu

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?