Bộ Tài chính Mỹ giải thích cách thức G7 trừng phạt dầu Nga

Nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới này đặt mục tiêu hạn chế doanh thu của Nga từ hoạt động xuất khẩu năng lượng.

Dẫn phát biểu của quan chức cấp cao Bộ Tài chính Mỹ Ben Harris tại Hội nghị dầu thô châu Âu Argus tổ chức ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 4/10, kênh truyền hình RT đưa tin việc triển khai các biện pháp trừng phạt nhằm vào dầu và hóa dầu Nga sắp tới của G7 sẽ chia làm ba giai đoạn.

Theo nhà chức trách, lệnh trừng phạt sẽ nhắm vào dầu thô của Nga, tiếp đến là dầu diesel và cuối cùng là các sản phẩm có giá trị thấp hơn như naphtha.

“Giá trần có thể được coi là một van xả đối với gói trừng phạt của EU. Điều này biến một lệnh cấm tuyệt đối sang lệnh cấm có điều kiện”, ông Harris lý giải.

Vị quan chức này lưu ý mức giá giới hạn đối với dầu Nga vẫn chưa được quyết định tuy nhiên giá sẽ đủ cao để tạo động lực duy trì sản lượng và cao hơn chi phí sản xuất của giếng lọc dầu đắt nhất tại Nga.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đang đặt mục tiêu trừng phạt hàng hóa xuất khẩu của Nga, với các hạn chế được đưa ra để phù hợp với mức trần giá dầu G7 thống nhất. Khối liên minh sẽ cấm nhập khẩu dầu Nga qua đường biển từ ngày 5/12 và các sản phẩm dầu từ ngày 5/2/2023, cắt đứt hoạt động giao thương này khỏi các dịch vụ tài chính.

Quảng cáo

Trong một diễn biến liên quan, theo báo Politico của Mỹ, ngày 4/10, EU đã đạt được một thỏa thuận dự kiến áp giá trần đối với việc bán dầu Nga cho các nước thứ ba và dùng tàu đăng ký ở EU để vận chuyển. Mặc dù trước đó ba nước Cộng hòa Cyprus, Hy Lạp và Malta đã lo ngại về tác động tiềm tàng từ việc áp giá trần lên dầu Nga đối với ngành vận tải biển của họ, nhưng các nguồn tin ngoại giao tiết lộ EU đã đạt được nhượng bộ từ 3 nước này.

Các đại sứ EU đã đạt được thỏa thuận vào ngày 4/10 và dự kiến thông qua văn bản cuối cùng vào ngày 5/10.

Hungary cho biết họ đảm bảo mức giới hạn giá sẽ không áp dụng đối với dầu được vận chuyển qua đường ống.

Trong năm nay, EU đã cấm nhập khẩu than Nga, với lệnh cấm vận dầu mỏ dự kiến có hiệu lực vào tháng 12 tới. Các biện pháp nhằm vào Nga được Mỹ và các đồng minh áp dụng đã đẩy giá dầu tăng vọt, khiến Nga thu được về nhiều hơn từ hoạt động xuất khẩu hơn so với trước khi có lệnh cấm vận. Theo đề xuất giá trần, các tàu của EU sẽ từ chối chở dầu của Nga nếu mức dầu được bán ra cao hơn mức giá trần.

Các biện pháp trừng phạt được cho là cũng đang đẩy EU sát bờ vực thiếu năng lượng trầm trọng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của khối tuyên bố sẽ hỗ trợ Ukraine vô thời hạn.

Về phần mình, Moskva nói rõ họ sẽ không tuân thủ theo đề xuất giới hạn giá mà thay vào đó, Nga sẽ vận chuyển dầu thô nước mình đến các quốc gia không bị ràng buộc bởi giá trần. Phó Thủ tướng Alexander Novak đã cảnh báo các quốc gia ủng hộ giới hạn giá sẽ không nhận được bất kỳ nhiên liệu nào của Nga.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro