Bộ Công Thương: Kinh tế Việt Nam và Mỹ bổ sung cho nhau

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh bổ sung cho nhau. Hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Mỹ. Ngược lại, còn tạo điều kiện để người tiêu dùng Mỹ được sử dụng hàng hóa rẻ của Việt Nam.

Bộ Công Thương: Kinh tế Việt Nam và Mỹ bổ sung cho nhau
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân - Ảnh: VGP

Chiều 5/3, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng Việt Nam có thể bị áp thuế đối ứng và cách ứng phó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, ngay từ đầu năm 2025, Chính phủ đã họp có những đánh giá về tình hình thế giới, trong có đề cập đến biến động diễn biến của thị trường thế giới, đồng thời dự báo một số chính sách tác động từ phía Mỹ.

Đến nay, Tổng thống Mỹ đã có một số chính sách, đặc biệt là liên quan vấn đề áp thuế. Theo đó, tất cả mặt hàng trên thế giới đều bị áp thuế khi xuất khẩu vào Mỹ nhưng mức độ khác nhau giữa các mặt hàng, quốc gia.

“Chúng ta không nằm ngoài và chịu tác động bởi việc này. Tuy nhiên, có nhiều nước chịu tác động mạnh hơn, chúng ta chưa phải là nước chịu tác động mạnh”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.

Để ứng phó, Thứ trưởng cho hay Bộ Công Thương đã phối hợp kịp thời với các bộ, ngành và các bộ, ngành cũng rất chủ động có những báo cáo lên Chính phủ. Dự kiến trong tháng 3 này, Chính phủ sẽ họp bàn chuyên đề trọng tâm, trọng điểm vào những giải pháp.

Trước mắt, Bộ Công Thương, đã giao ngay cho các cơ quan thương vụ các nước trên thế giới (không chỉ riêng Thương vụ Mỹ) bởi tác động này là tác động lên toàn thế giới và sẽ có thể làm thay đổi, dịch chuyển dòng chảy thương mại, cho nên các thương vụ tất cả các nước cần nghiên cứu việc này và gửi thông tin kịp thời.

Đồng thời, thông qua Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, Bộ Công Thương đã chủ động chuyển tải thông điệp tới phía Mỹ về mong muốn duy trì và xây dựng mối quan hệ kinh tế, thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi với Mỹ và khẳng định Việt Nam không có bất cứ chính sách nào có thể gây phương hại đến người lao động hay an ninh quốc gia của Mỹ.

Thứ trưởng thông tin, dự kiến cuối tuần tới (13/3), Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ sang gặp Trưởng Đại diện thương mại Mỹ để trao đổi về những vấn đề kinh tế thương mại hai bên cùng quan tâm.

Quảng cáo

Theo quan điểm của Bộ Công Thương, Việt Nam và Mỹ là hai nền kinh bổ sung cho nhau. Nguyên nhân gây mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước xuất phát từ tính chất bổ trợ giữa hai nền kinh tế, là do cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương của hai nước. Hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Mỹ trên thị trường Mỹ. Ngược lại, còn tạo điều kiện để người tiêu dùng Mỹ được sử dụng hàng hóa rẻ của Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng khẳng định Việt Nam là một nền kinh tế mở, trong quá trình hội nhập, Việt Nam theo đuổi một chính sách thương mại tự do, mức độ chênh lệch thuế quan đối với hàng hoá Mỹ là không nhiều và trong thời gian tới có thể tiếp tục xuống thấp hơn, do Việt Nam chủ trương giảm thuế đối với nhiều mặt hàng.

"Do đó, một số sản phẩm Mỹ có lợi thế cạnh tranh cao, như ô tô, nông sản, khí hóa lỏng, ethanon… sẽ được hưởng lợi từ chính sách này, đồng thời sẽ tạo ra các luồng nhập khẩu tích cực từ Mỹ, góp phần vào việc cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước", Thứ trưởng Tân cho biết.

Ngoài ra, giữa hai nước đã có cơ chế đối thoại chính sách thành lập theo Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Mỹ. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã chủ động giao các bộ ngành rà soát những vướng mắc, xây dựng phương án xử lý những vấn đề Mỹ quan tâm; trên cơ sở thương mại công bằng, có đi có lại, đúng quy định của pháp luật, đáp ứng hài hòa, thỏa đáng lợi ích của các bên.

Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Mỹ tham gia vào quá trình hình thành, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam, nhất là các dự án năng lượng trọng điểm (năng lượng mới, hydrogen, điện hạt nhân…), tạo tiền đề để tăng cường nhập khẩu khí hóa lỏng, nhiên liệu, thiết bị máy móc, công nghệ từ Mỹ, góp phần cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước.

Đối với doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng đã chủ động phối hợp với các ngành hàng để chuẩn bị ứng phó với các kịch bản khác nhau. Song để tiếp tục phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động và khó khăn, ngoài nỗ lực từ Chính phủ, các bộ, ngành, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng còn phải dựa vào sự nhạy bén, chủ động bám sát thị trường và khả năng thích ứng, tìm tòi và phát triển năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp.

Theo đó, các doanh nghiệp cần tiếp tục chủ động xây dựng lộ trình và giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường… Đặc biệt, cần chú trọng việc kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cũng như đánh giá thận trọng việc hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của những nước đang có căng thẳng thương mại với Mỹ.

Việt Nam - Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1995 và đến tháng 9/2023 đã nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược toàn diện. Trong 20 năm qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 119,6 tỷ USD và nhập khẩu từ Mỹ 15 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ đạt 104,6 tỷ USD trong năm 2024, tăng 25,6% so với năm 2023.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Sau sắp xếp, đơn vị hành chính cấp xã cả nước giảm từ 10.035 xuống còn hơn 3.320 đơn vị

Sáng 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp để cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII), các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp.

Tình hình 11 tỉnh thành dự kiến giữ nguyên, không thực hiện sắp xếp, sáp nhập 23 tỉnh mới sau sáp nhập: Diện tích, dân số dự kiến sẽ thay đổi ra sao?

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm GDP bình quân Việt Nam từng đứng thứ 185/188 thế giới, hiện nhảy vọt thế nào?

Dự kiến ngày mai (1/5) đoàn Việt Nam sẽ sang Mỹ làm việc với các cơ quan liên quan về đàm phán thương mại song phương

Tham tán Thương mại Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, dự kiến ngày 1/5 tới đây, đoàn trao đổi cấp kỹ thuật của Việt Nam sẽ sang Mỹ và làm việc với các cơ quan liên quan của nước này về đàm phán thương mại song phương.

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Thủ tướng: Khẩn trương đàm phán ký thỏa thuận mua bán khí Methanol trị giá 6 tỷ USD, tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng, đề nghị Hoa Kỳ có giải pháp thuế đối ứng bằng 0...

Sáng 29/4, tại Trụ Sở Chính phủ, Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 6 với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ. Thủ tướng đề nghị hoàn thành Nghị định kiểm soát chiến lược

Thủ tướng: Giải quyết tối đa, thỏa đáng các vấn đề thương mại mà Hoa Kỳ quan tâm, nhất là xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan, sở hữu trí tuệ Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng vi

Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và Galaxy Holdings rót 100 tỷ cho 'trái tim' AI của Đà Nẵng Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Trump, sẵn sàng trao đổi để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng Mỹ

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam.

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

4 tỉnh vẫn giữ định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập

Theo Quyết định 759/QĐ-TTg, Thủ tướng vẫn giữ định hướng lên thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập đối với các tỉnh đã được định hướng trước đó.

23 tỉnh mới sau sáp nhập: Diện tích, dân số dự kiến sẽ thay đổi ra sao? Sau sáp nhập, đây là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng quy mô kinh tế không hề nhỏ

SeABank tổ chức thành công Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, thông qua nhiều mục tiêu, kế hoạch quan trọng như: kế hoạch kinh doanh năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 7%, đạt 6.458 tỷ đồng; mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán ASEAN (ASEAN SC) và bầu bổ sung Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT).

Vàng SJC tăng mạnh giá mua, chênh lệch mua bán giảm về 2 triệu đồng ĐHĐCĐ thường niên KienlongBank: Thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025 MB công bố kết quả kinh doanh quý I/2025