Bài toán khó nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm qua là gì?

Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ hành động theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến"...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chia sẻ tại diễn đàn kinh tế ngày 11/1, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước nhìn lại những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ trong năm 2022 và trả lời cho câu hỏi trên.

Theo ông Quang, 2022 là năm của những bất ngờ. Đó là vào thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022, hầu hết các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là nhà hoạch định chính sách của các định chế lớn, đều nhận định là lạm phát khi đó sẽ chỉ mang tính thời điểm. Tuy nhiên, thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại, lạm phát lên cao nhất 40 năm trở lại đây bởi nhiều sự kiện bất ngờ đã xảy đến.

Với những nhận định sai lầm đó, các ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt nhóm các ngân hàng trung ương lớn, đều phải chuyển đổi chính sách tiền tệ từ nới lỏng chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Thậm chí, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng 4 lần lãi suất với mức tăng 0,75 điểm phần trăm mỗi lần. Trong khi đó, nhìn vào lịch sử trước đây, hầu như Fed chỉ tăng 0,25 điểm phần trăm mỗi lần, loạt động thái nâng lãi suất như vậy cho thấy tham vọng kiềm chế lạm phát nhanh và gấp.

Sau những diễn biến chính sách tiền tệ của Fed, mặt bằng lãi suất toàn cầu bị đẩy lên rất cao làm cho đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 20 năm gần đây. Riêng trong năm 2022, chỉ số DXY, chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD so với các đồng tiền lớn khác của thế giới, tăng tới 21%.

Ông Quang khẳng định điều này tạo lên áp lực khủng khiếp lên chính sách tiền tệ, không chỉ của Việt Nam mà tất cả lên các nước mới nổi. Trong bối cảnh này, đồng USD trở thành “nơi trú ẩn” cho tất cả các nhà đầu tư. Dự trữ ngoại hối của các nước trên thế giới sụt giảm gần 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng khoảng gần 9% tổng dự trữ ngoại hối thế giới, nguyên nhân chính do việc dòng tiền đảo chiều chảy về Mỹ để kiếm lợi suất cao.

Vì vậy, ông Quang phân tích: "Với bối cảnh đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam rất khó khăn, đặc biệt khi độ mở của nền kinh tế đang rất lớn thì khả năng chống chọi với cú sốc khủng khiếp đó là cực kỳ căng thẳng".

Theo ông Quang, bài toán khó nhất đối với Ngân hàng Nhà nước là tìm điểm cân bằng hài hoà giữa điều hành lãi suất và tỷ giá, bởi nếu hy sinh tỷ giá thì giữ được lãi suất và giữ được dự trữ ngoại hối.

Ngược lại, nền kinh tế của Việt Nam có độ mở rất lớn tới với kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 200% so với GDP, dẫn tới việc nhập khẩu lạm phát như vậy cũng có thể đồng nghĩa với kịch bản lạm phát trong nước không thể kiểm soát được và các mục tiêu vĩ mô vì vậy khó thành hiện thực.

Trong bối cảnh đó, đặt chính sách tiền tệ vào trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, vì thế rất nhiều nhiệm vụ hóc búa đã đặt ra.

Trước tiên, làm thế nào để điều hành tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo. Hiện tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP đã lên tới 124%, mức cao nhất đối với các nước có thu nhập trung bình thấp. Nếu nhìn tỷ lệ trên thì chưa thể đánh giá hết, nhưng nếu nhìn con số tuyệt đối về dư nợ lên tới 12 triệu tỷ đồng, đó thực sự là con số lớn, theo khẳng định của ông Quang.

"Thông thường, đầu tư cho nền kinh tế đến từ rất nhiều nguồn, từ vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn FDI, vốn từ thị trường trái phiếu, chứng khoán, đầu tư công, và kiều hối… thì tín dụng chỉ là một kênh trong các nguồn vốn. Tuy nhiên, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, cho nên áp lực đối với tín dụng trong bối cảnh biến động của năm 2022 lại càng lớn", ông Quang nhấn mạnh.

Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức bao gồm làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng USD tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Mỹ.

Tiếp theo đó, Việt Nam đối mặt với bài toán làm thế nào ổn định được an toàn hệ thống khi thanh khoản hệ thống và niềm tin của thị trường chịu tác động mạnh bởi sự cố SCB chưa từng có tiền lệ.

Nhận định về năm 2023, ông Quang cho biết mục tiêu xuyên suốt là điều hành chính sách tiền tệ là giữ được sự ổn định của dòng tiền, kiểm soát lạm phát. Từ mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ đạt được mục tiêu của nội bộ ngành là duy trì sự hoạt động lành mạnh, ổn định của ngành ngân hàng.

Ông Quang phân tích: "Rất may cuộc khủng hoảng lần này rất khác hồi năm 2008. Ở thời điểm 2008, ngành ngân hàng chất lượng, quản trị thực sự có vấn đề và nợ xấu dâng cao. Chúng ta phải trải qua cuộc vật lộn tái cơ cấu hơn 10 năm vẫn chưa xong. Nhưng đến nay, mừng nhất ngành ngân hàng có sức khoẻ tốt hơn, bảng cân đối tốt".

Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cũng cho biết đối với năm 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ hành động theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến"; cụ thể bất biến là kiểm soát lạm phát, còn cách thức điều hành thì rất linh hoạt.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Giai đoạn thị trường chưa rõ ràng, vào lệch sóng không đem lại thành quả cho nhà đầu tư chứng khoán

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Công ty Chứng khoán DSC cho biết dòng tiền trên thị trường vẫn chưa khắc phục được tình trạng yếu đi trước những thông tin mới ở thế giới và trong nước. Nhà đầu tư "đánh" lệch sóng trong giai đoạn gần đây thường không mang lại thành quả.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Chat với BizLIVE