Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng cần chính sách làm yên lòng nhà đầu tư

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu chiều ngày 20/11, các đại biểu Quốc hội cho rằng, áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu có thể khiến thị trường Việt Nam kém hấp d

hop-thu-tttc-606.jpg

Phiên Thảo luận về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu chiều ngày 20/11

Mang lại nhiều cơ hội mới cho Việt Nam

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng cần thiết phải ban hành Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho rằng việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu đã được nhóm các nền kinh tế phát triển mới nổi hàng đầu thế giới thống nhất về nguyên tắc, giải pháp gồm hai trụ cột nhằm giải quyết các thách thức về thuế phát sinh trong quá trình số hóa nền kinh tế. Theo đó, các nền kinh tế này đã phân bổ thuế đối với hoạt động kinh doanh dựa trên kỹ thuật số và đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia.

Diễn đàn hợp tác toàn cầu cũng đã công bố rằng hiện nay có 138 nước đồng thuận với nội dung này về khung giải pháp hai trụ cột trên. Việt Nam cũng là thành viên thứ 100, nếu không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và có quyền thu thuế bổ sung đối với doanh nghiệp Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp, theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu theo hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới OECD về quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

“Thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, các nước cũng cần có quy định trong hệ thống pháp luật của mình để đảm bảo phù hợp. Việc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu cũng mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới như tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung, tăng cường hội nhập quốc tế cũng như giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá và chuyển lợi nhuận”, đại biểu Điểu Huỳnh Sang nói.

Về lợi ích khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh cho biết Nghị quyết sẽ giúp môi trường thu hút đầu tư nước ngoài trên toàn cầu đảm bảo tính minh bạch, công bằng giữa các quốc gia. Áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu sẽ giúp Việt Nam đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp; giúp Việt Nam thu được một khoản thuế bổ sung từ thuế tối thiểu toàn cầu; đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thể hiện sự tiến bộ và minh bạch trong hệ thống quản lý thuế, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tiệm cận với xu thế chung của thế giới; đồng thời vẫn giữ nguyên được các chính sách ưu đãi đối với các trường hợp áp dụng các doanh nghiệp mà không thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho rằng việc ban hành chính sách bổ sung là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, mang lại cơ hội mới như tăng thu ngân sách từ phần thu thuế bổ sung.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng nêu rõ, khi ban hành Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu là xác định về quyền đánh thuế của Việt Nam và lợi ích mà Nghị quyết mang lại. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới thì các quy định của quốc tế phải thực hiện, đòi hỏi Việt Nam phải luôn chủ động để sửa đổi quy định của pháp luật phù hợp với yêu cầu của quốc tế, từ đó thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Cần có chính sách làm yên lòng các nhà đầu tư chiến lược

Từ những lợi ích mà thuế tối thiểu toàn cầu mang lại, đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội khẳng định, dù việc ban hành này là không bắt buộc, nhưng để đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc nên cần thiết phải ban hành Nghị quyết, song song với đó cần ban hành chính sách để khuyến khích hỗ trợ đầu tư mới để đảm bảo công bằng cho tất cả các doanh nghiệp.

Quảng cáo

Đại biểu Vũ Tiến Lộc phân tích, dự kiến việc ban hành nghị quyết này sẽ có tác động rất lớn làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta, đặc biệt là với các nhà đầu tư chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay. Để giảm thiểu những tác động bất lợi, bên cạnh, việc ban hành nghị quyết về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Quốc hội cũng cần phải ban hành thêm nghị quyết về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để đảm bảo duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn, đáp ứng hai mục tiêu là thúc đẩy được dòng vốn đầu tư chất lượng cao vào nền kinh tế nước ta, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; đồng thời, không vi phạm các cam kết quốc tế, không đi ngược với xu thế hội nhập.

Để đạt được điều đó, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, về quan điểm, phải khẳng định việc ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư mới không phải là một biện pháp để bù đắp thiệt hại cho các nhà đầu tư. Chính sách hỗ trợ đầu tư cần bảo đảm nguyên tắc công bằng, hướng tới tất cả các doanh nghiệp đạt được các tiêu chí cụ thể mà chính sách hướng tới, không phân biệt đó là doanh nghiệp thuộc đối tượng phải chịu thuế bổ sung hay không.

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, các lĩnh vực, dự án cần ưu tiên thu hút bao gồm: lĩnh vực công nghệ cao thân thiện với môi trường, hoạt động nghiên cứu phát triển, lĩnh vực năng lượng tái tạo. Các nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực công nghệ cao và có quy mô lớn đều cần nhằm tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh hội nhập và thu hút đầu tư trong bối cảnh mới.

“Trong khi chúng ta chưa ban hành được Nghị quyết này hoặc chưa điều chỉnh pháp luật theo hướng này, đề nghị Quốc hội phải khẳng định trong Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 6, đó là Quốc hội sẽ ban hành chính sách hỗ trợ theo các nội dung định hướng như trên để có thể làm yên lòng các nhà đầu tư chiến lược và giao Chính phủ tích cực chuẩn bị để Quốc hội có thể ban hành Nghị quyết về vấn đề này”, đại biểu Vũ Tiến Lộc kiến nghị.

Đồng tình, đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng đây là Nghị quyết khá quan trọng để điều chỉnh chính sách thuế mới trong thời gian tới, tạo cơ sở thu hút đầu tư bình đẳng. Với quy định tối thiểu là 15%, chúng ta sẽ có cơ sở, căn cứ vào mức thuế này để thương lượng về ngưỡng miễn, giảm thuế.

Đánh giá tác động và nghiên cứu từ thực tiễn áp dụng của các quốc gia khác

Bên cạnh việc có chính sách làm yên lòng các nhà đầu tư, đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cũng cho rằng cần có đánh giá tác động toàn diện khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu. Phân tích về việc hiện Chính phủ chưa có đánh giá tác động này, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng nếu không đánh giá, các các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sẽ có nguy cơ bị các nước thứ ba thu hoàn thuế bổ sung.

Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, việc thực hiện Nghị quyết này sớm sẽ giúp Việt Nam thu được tới 14.600 tỷ đồng tiền thuế, bổ sung được 122 tập đoàn và tránh cạnh tranh không công bằng, ưu đãi quá mức cho các doanh nghiệp cơ sở của các tập đoàn đa quốc gia. Song song với việc ban hành Nghị quyết này, chúng ta cần nhìn trước các rủi ro, có thể thị trường Việt Nam sẽ kém hấp dẫn hơn so với các nhà đầu tư FDI thì cần phải có chính sách hỗ trợ bổ sung. Bên cạnh việc cần sớm đánh giá toàn diện tác động, Chính phủ cũng nên nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, trong đó nên nhấn mạnh chính sách phụ trợ, công nghiệp hỗ trợ, bởi vì công nghiệp hỗ trợ chính là điều giữ chân các doanh nghiệp FDI tốt nhất và Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhiều hơn thay vì hiện nay là các giá trị xuất khẩu.

Tham gia ý kiến, đại biểu Đinh Thị Phương Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi cũng đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư đồng bộ với hoàn thiện hệ thống thuế suất và ưu đãi thuế; nghiên cứu giải pháp hỗ trợ về tài chính, hoặc thực hiện phân bổ nguồn thu thuế bổ sung này để hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế tối thiểu toàn cầu, thu hút các nhà đầu tư mới phù hợp với Chiến lược phát triển của quốc gia.

Để có cơ sở thuyết phục hơn, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá thận trọng nghiên cứu thực tiễn áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu tại các quốc gia có sự tương đồng với quy mô, cơ cấu kinh tế. Đặc biệt là tại 23 quốc gia, vùng lãnh thổ có mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp hơn 15% hiện tại không bắt buộc áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu. Cần đánh giá đủ chi tiết các tác động, các quy định, hướng dẫn thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan nhấn mạnh việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện theo quy định của OECD cần chi tiết cụ thể, đảm bảo chủ quyền lập pháp và xác định rõ phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan cũng lưu ý rằng cần chuyển hóa thành các quy định mang tính quy phạm pháp luật Việt Nam. Nhiều quy phạm trong dự thảo Nghị quyết rất khó hiểu, có thể sẽ khó áp dụng. Đồng thời, cần ban hành kèm hồ sơ trình Quốc hội các văn bản hướng dẫn chi tiết.

Đồng tình với việc áp dụng thu thuế doanh nghiệp bổ sung không chỉ để chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu mà còn để chống chuyển giá, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị bổ sung quy định thu thuế đối với các khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu để giữ quyền thu thuế cho Việt Nam theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu OECD, áp dụng từ năm tài chính 2025. Về thẩm quyền giải quyết đối với tình huống phát sinh theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của dự thảo Nghị quyết đề nghị trường hợp có thay đổi về mức thu thì báo cáo Quốc hội hoặc giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng tiếp tục tăng

Trong tuần đầu tiên của tháng 7, tiếp tục có thêm nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động. Hiện đang có hơn 20 ngân hàng trả lãi suất từ 5 - 6%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng. Xu hướng tăng lãi suất huy động rộ lên từ tháng 5 và đến nay đã bước sang tháng thứ 3 liên tiếp.

Chốt giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024, tiếp tục chính sách cho vay vốn hỗ trợ lãi suất Mua nhà vay ngân hàng nào lãi suất thấp nhất?

Trước khi “chia tay” đối tác ngoại, ABBank kinh doanh ra sao?

Sau cuộc “hôn nhân” với IFC hồi 2011, với nguồn vốn mới cùng hậu thuẫn lớn từ phía đối tác ngoại, ABBank được kỳ vọng sẽ sớm có sự bứt phá lớn trong nhóm các ngân hàng nhỏ trong hệ thống...

Ai vừa bán gần 8,2% vốn điều lệ ABBank? Quý I/2024, ABBANK báo lợi nhuận trước thuế 192 tỷ đồng, giảm 68,5% so với cùng kỳ

Vụ việc tại PGD Cam Ranh: Sacombank sẽ tiếp tục kháng cáo

Vụ kiện dân sự giữa khách hàng Hồ Thị Thùy Dương với Sacombank đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Vụ kiện này có liên quan đến vụ án hình sự đã có kết luận điều tra, đang chờ xét xử xảy ra tại PGD Cam Ranh (CN Khánh Hòa) vào tháng 10/2022.

Sacombank, Visa và 3 ví điện tử hàng đầu kết nối thanh toán QR Code Mở thẻ tín dụng Sacombank JCB và thanh toán để được hoàn 600.000 đồng

LPBank muốn huy động 6.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu

Nhằm tăng vốn cấp 2 và đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn của khách hàng, LPBank dự kiến sẽ phát hành lượng trái phiếu với tổng giá trị tối đa là 6.000 tỷ đồng.

LPBank dừng kế hoạch chào bán cổ phiếu, chuyển sang trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 16,8% Cổ phiếu LPBank giao dịch thỏa thuận khối lượng lớn

Các cuộc bầu cử chi phối chứng khoán châu Âu phiên 4/7

Trong phiên giao dịch 4/7, thị trường chứng khoán châu Âu đi lên, nhờ triển vọng cắt giảm lãi suất tại Mỹ và dự đoán Công đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Anh.

HOSE cắt margin 79 mã chứng khoán, vẫn là những cổ phiếu quen thuộc HVN, FRT, HBC, HAG… Chứng khoán thế giới nửa đầu năm 2024: Thăng hoa và nhiều biến số

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về lỗi xác thực sinh trắc học?

Lãnh đạo NHNN cho biết trong ngày đầu triển khai sinh trắc học, số lượng giao dịch tại các ngân hàng tăng từ 10-20 lần so với ngày bình thường, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao dịch tại một số ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay các giao dịch cơ bản được thông suốt.

Các tổ chức tín dụng đã cung cấp cho Bộ Tài chính hơn 130 triệu tài khoản thanh toán của người nộp thuế Đến giữa tháng 6, tăng trưởng tín dụng mới đạt 3,79%

Dự báo lợi nhuận ngân hàng quý II: “Người lên cao vút, kẻ xuống mất hút!”

Kết thúc quý II/2024, phần lớn ngân hàng được dự báo ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng khả quan, từ 10-60%. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số thành viên có thể ghi nhận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.

Nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương sẽ kéo dài đến khi nào? Ngân hàng dồn dập phát hành trái phiếu kê vốn

Vụ trưởng Vụ Thanh toán: Từ ngày 1/1/2025, không cung cấp dữ liệu sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trên phương tiện điện tử

"Điều kiện để được cung ứng dịch vụ trên môi trường Internet là thông tin phải được xác thực sinh trắc học với Bộ Công an". Đây là khẳng định của ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh Toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong Hội thảo “Xây dựng quy trình phối

Chuyển tiền quốc tế qua ngân hàng nào có nhiều ưu đãi ? Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay

Toà phúc thẩm: Khách hàng có lỗi khi cài phần mềm độc hại, nên mất 14,6 tỷ đồng

Toà phúc thẩm đánh giá, theo đơn tố cáo của bà Chúc về hai đối tượng lừa đảo có thể thấy lỗi của bà Chúc khi cài đặt các phần mềm độc hại mà họ yêu cầu, "gián tiếp cung cấp" cho chúng tên đăng nhập, mật khẩu, OTP để giao dịch trên ngân hàng điện tử. Việc

Techcombank huy động thêm 5.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu Techcombank sắp tăng vốn điều lệ lên hơn 70.000 tỷ đồng

Các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng diễn ra an toàn, thông suốt

Sau những “trục trặc” nhỏ trong ngày đầu tiên thực hiện xác thực sinh trắc học đối với các giao dịch chuyển tiền trực tuyến từ 10 triệu đồng trở lên (ngày 1/7), đến ngày 2/7, việc chuyển tiền đã diễn ra bình thường và thông suốt.

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền TPBank hoàn tất áp dụng xác thực khuôn mặt bảo vệ tài khoản khi giao dịch trước 10 ngày

VietinBank Premium tri ân khách hàng bằng sự kiện âm nhạc đỉnh cao tại Hà Nội

Đánh dấu hành trình 36 năm Nâng giá trị cuộc sống và 10 năm khẳng định vị thế, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp nhất tại thị trường Việt Nam, VietinBank Premium tri ân, dành tặng khách hàng Sự kiện âm nhạc diễn ra tại Hà Nội vào tháng 7 này.

Rủ bạn mở mới tài khoản VietinBank - Nhận tiền thưởng vô hạn Khối ngoại rút hơn 1.200 tỷ khỏi cổ phiếu VietinBank trong chưa đầy 1 tháng

Ngân hàng dồn dập phát hành trái phiếu kê vốn

Trong bối cảnh tăng trưởng tiền gửi đang chậm lại, các ngân hàng Việt đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn vốn thị trường để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn và đảm bảo các yêu cầu về an toàn vốn cho tăng trưởng kinh doanh.