3 phiên liên tiếp, thị trường giảm về thanh khoản và điểm số

Thị trường đã có 3 phiên liên tiếp thiếu vắng sự dẫn dắt cùng với sự hao hụt về dòng tiền. Tuần giao dịch cũng trở thành một bước lùi của chỉ số VN-Index sau khi đã tăng hơn 3% trong tuần trước.

3 phiên liên tiếp, thị trường giảm về thanh khoản và điểm số

Định vị thị trường

Giai đoạn tăng đồng thuận của chứng khoán châu Á có thể đã tạm thời qua đi. Những chỉ số đã phá kỷ lục thời đại hay vừa lập đỉnh nhiều năm như NIKKEI 225 (-2,45%), TWSE (-1,94%), KOSPI (-1,19%) đã xuất hiện phiên chốt lời khá mạnh. Trong khi đó, một số thị trường đi sau như SHCMP (+0,03%), HSI (+2,45%), STI (+0,65%) vẫn còn ghi nhận sắc xanh.

Với thị trường Việt Nam, nỗ lực chinh phục mốc 1.300 điểm của VN-Index trong các phiên vừa qua đều chưa được chứng minh với sự vắng mặt của nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Chỉ số khép lại phiên cuối tuần với mức giảm nhẹ và đồng thời giảm 0,18% trong cả tuần giao dịch. So với việc hồi phục hơn 3% trong tuần trước, đây là một bước lùi của thị trường trước ngưỡng kháng cự 1.300 điểm.

Chất xúc tác

Cùng với chuỗi 3 phiên giảm điểm, thanh khoản của HOSE cũng có 3 phiên liên tiếp suy giảm. Khớp lệnh của sàn giảm hơn 14% so với phiên hôm qua, xuống còn 546 triệu đơn vị, tiếp tục ở dưới mức bình quân 20 phiên.

Dù khối ngoại đã quay trở lại bán ròng quy mô lớn ngay sau một phiên cắt đứt chuỗi bán ròng nhưng tỷ trọng trong giao dịch mua/bán không có dấu hiệu bị đẩy lên, chỉ đạt 10,23%.

Thị trường chứng khoán tiếp tục chứng kiến khối ngoại bán ròng
Khối ngoại quay trở lại ngay với thói quen bán ròng, tập trung vào nhóm Bluechips.
Quảng cáo

Các cổ phiếu lớn như VHM (-304 tỷ đồng), MWG (-124 tỷ đồng), MSN (-80 tỷ đồng) là những nhân tố chính khiến cho cán cân bị lệch theo chiều bán. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 780 tỷ đồng trên HOSE.

Trong khi đó, tỷ giá và lãi suất liên ngân hàng vẫn đang có những vận động suy yếu khá đáng chú ý. Lãi suất liên ngân hàng ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần đã giảm tiếp 0,14 điểm phần trăm và 0,13 điểm phần trăm xuống 4,5% và 4,61%. Còn tỷ giá tự do đã giảm xuống 25.735 VND/USD ở chiều bán ra.

Vận động thị trường

Nhóm cổ phiếu VN30 thực tế vẫn có một số mã tăng giá (9/30 mã tăng) trong đó GVR (+2,6%), VIC (+1,6%) là những mã tăng tốt nhất. Nhưng sự quyết liệt của cả 2 cổ phiếu này đều chưa được thể hiện khi còn bị ghìm lại trong đà tăng về cuối phiên giao dịch.

Thực tế, sức lan tỏa của GVR và VIC tới thị trường cũng khá hạn chế trong khi các mã Ngân hàng MBB (-0,4%), VPB (-0,3%), BID (-0,4%), ACB (-0,6%), CTG (-0,6%) chủ yếu giao dịch giằng co. Chỉ số VN30 khép lại phiên giao dịch với việc giảm 0,34%.

Còn VN-Index có biên độ giảm hẹp nhờ vẫn còn những cổ phiếu giao dịch tích cực ở nhóm Midcap và Penny. Đó là các trường hợp của NKG (+2,8%), GEG (+3,12%), TV2 (+6,03%), CCL (+6,9%), TDC (+6,9%), ANV (+2%)…

Tuy nhiên, sự thiếu vắng cổ phiếu dẫn dắt vẫn khiến sắc đỏ lấn lướt hơn với 58% mã giảm giá. Một số mã đã gặp phải áp lực chốt lời tương đối mạnh như PC1 (-2,53%), VIX (-2,03%), CMG (-2,15%), DPG (-2,17%), CSV (-2,35%), KSB (-2,6%), VIP (-6,77%).

Chốt phiên, VN-Index giảm 3,05 điểm xuống 1.280,75 điểm (-0,24%). Tổng khối lượng giao dịch toàn sàn đạt 606,3 triệu đơn vị, tương đương 15.253 tỷ đồng. So với tuần giao dịch trước, chỉ số giảm 0,18% trong cả tuần.

Trong khi đó, HNX-Index (-0,15%) và UPCoM-Index (-0,18%) đều đóng cửa trong sắc đỏ. Tính trong cả tuần, HNX-Index tăng 1,12% và UPCoM-Index giảm 0,12%.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

VN-Index giảm mạnh, MBS khuyến nghị mua cổ phiếu công nghệ, ngân hàng, dầu khí đầu ngành

MBS cho rằng, thị trường điều chỉnh là cơ hội để tích lũy các cổ phiếu đầu ngành, ít chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng với mức định giá hấp dẫn ở các ngành: ngân hàng, dầu khí, bất động sản dân cư, công nghệ.

Một đêm mất ngủ với nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam Chứng khoán châu Á xanh mướt, Nikkei tăng 6,4%, Hang Seng tăng hơn 2% sau cú sập mạnh đầu tuần

Phiên thanh khoản kỷ lục, VN-Index giữ lại mốc 1.200 điểm

Sau phiên giảm kỷ lục, thị trường vẫn còn gặp áp lực bán khi đã có thời điểm giảm hơn 70 điểm. Tuy nhiên, những nỗ lực hấp thụ lực bán đã xuất hiện giúp nhiều cổ phiếu thoát được giá sàn. Đồng thời, VN-Index cũng đóng cửa trên 1.200 điểm.

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025 Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10%

Chứng khoán châu Á nối tiếp đà bán tháo toàn cầu

Nối tiếp đà bán tháo toàn cầu, ngày 4/4, chứng khoán châu Á giảm sâu do lo ngại chiến tranh thương mại từ thuế quan Mỹ, cùng rủi ro suy thoái và lạm phát tăng cao.

Chứng khoán SSI tăng tốc trong quý I/2025, áp sát mốc thị phần 10% Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất