3 nguyên nhân "khác thường" khi lãi suất giảm nhanh mà tín dụng tăng chậm

Từ đầu năm đến nay, dù lãi suất đã giảm 4 lần nhưng dư nợ tín dụng mới tăng 4,2%, trong khi mục tiêu tăng trưởng theo kỳ vọng cả năm 2023 là 14-15%.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú - Ảnh: VGP
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú - Ảnh: VGP

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, từ đầu năm đến nay NHNN đã hạ lãi suất điều hành 4 lần từ 0,5%-2%. Tính đến hết tháng 6/2023, lãi suất huy động bình quân tại các ngân hàng thương mại (NHTM) đã giảm từ 0,7-0,8%; lãi suất cho vay bình quân đã giảm từ 1-1,2%.

Cũng không hẳn là "ế tiền"

Đối với lãi suất điều hành của NHNN, Phó thống đốc cho biết thêm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, hiện nay lãi suất cho vay theo nghiệp vụ thị trường mở chỉ có 4%, lãi suất cho vay OMO hoặc cho vay để bù đắp thiếu hụt trong tính toán tạm thời của các NHTM, cho vay qua đêm chỉ 5%. Hai khoản cho vay này hầu như các NHTM thông thường đang thừa thanh khoản, không mặn mà với khoản cho vay của NHNN vì đây là khoản cho vay cuối cùng khi các NHTM cần để hưởng nguồn của NHNN.

"Cho vay thông qua thị trường liên ngân hàng, cho vay qua đêm cũng từ 0,4-1%. Có thể nói là rất thấp. Một tuần từ 0,8-1,5%, một tháng từ 3-3,2%. Có nghĩa là mức cho vay giữa các ngân hàng với nhau qua thị trường liên ngân hàng rất thấp", Phó thống đốc nói và nhìn nhận lãi suất đang giảm tích cực, kể cả lãi suất điều hành và lãi suất cho vay.

Tuy nhiên, dù lãi suất đã giảm nhưng đến nay, dư nợ tín dụng mới tăng 4,2% (số tuyệt đối là 12.423.000 tỷ đồng), trong khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo kỳ vọng cả năm 2023 là 14-15%. Còn tăng trưởng huy động vào khoảng 4,16%, tương ứng gần 12,7 triệu tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc huy động và cho vay ở thời điểm hiện nay tương đương, kể cả tốc độ, doanh số, số dư.

Phó thống đốc cho rằng, room (hạn mức) tín dụng cả năm đã giao 11% nhưng đến nay mới đạt 4,2%, cho thấy dư địa còn rất nhiều để các ngân hàng cho vay. Trong khi đó, thanh khoản của các NHTM đang thừa.

Song theo Phó thống đốc nói "ế tiền" thì cũng không hẳn như vậy, mà chính ra là tín dụng tốc độ đang tăng trưởng chậm. "Đúng ra các nước khi mà lãi suất cao thì tín dụng có thể tăng trưởng âm, còn lãi suất chúng ta đã hạ thì tín dụng thông thường phải tăng. Nhưng thực tế có câu chuyện tăng tín dụng chậm trong khi lãi suất giảm nhanh", Phó thống đốc nói.

Quảng cáo

Những nguyên nhân tạo ra "khác thường"

Lý giải về những nguyên nhân trực tiếp tạo ra những "khác thường" so với những năm trước khi lãi suất giảm mà tín dụng chưa tăng được nhanh, Phó thống đốc cho biết có ba nguyên nhân.

Thứ nhất, tình hình nền kinh tế đang có nhiều khó khăn, suy giảm về cầu đầu tư, cầu tiêu dùng thấp, như vậy cầu tín dụng cũng không thể tăng cao được.

Thứ hai, là do sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khó khăn, tồn kho nhiều, nhiều doanh nghiệp khó có đơn hàng, xuất khẩu cũng có những khó khăn nhất định. Thị trường bất động sản chưa sôi động lại, nhiều dự án chưa triển khai được, kể cả những dự án bất động sản thương mại và bất động sản nhà ở xã hội chưa được triển khai nhiều mặc dù NHNN tạo điều kiện về tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, sẵn sàng đẩy mạnh những lĩnh vực tỉ lệ rủi ro thấp.

Thứ ba, những doanh nghiệp nhỏ và vừa đang khó tiếp cận tín dụng. Trước đây doanh nghiệp khó về năng lực tài chính để đảm bảo vay phải có khả năng trả nợ, đến nay càng khó hơn.

"Hiện nay có nhiều doanh nghiệp muốn vay nhưng không chứng minh được có thể trả nợ được không, trong khi nguyên tắc tối thiểu ngân hàng cho vay phải thu được nợ. Ngược lại, có doanh nghiệp, ngân hàng mời chào vay nhưng lại chưa có nhu cầu vay", ông Tú nêu thực tế.

Về vấn đề này, Phó thống đốc cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành, các hiệp hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành ngân hàng đang quyết liệt tháo gỡ. Trong thời gian tới ngành ngân hàng cũng đặt ra yêu cầu phải quản lý tốt, tập trung tăng cường hơn nữa để lãi suất tiếp tục theo hướng giảm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên cơ sở các NHTM phải tính toán bảo đảm được an toàn tối thiểu cho mình và cắt giảm những chi phí cần thiết có điều kiện hạ lãi suất, cũng như cắt giảm các loại phí.

Bên cạnh đó, vừa qua, NHNN đã sửa Thông 39 và 06, qua đó tháo gỡ rất nhiều nội dung, đặc biệt ứng dụng công nghệ số nên đã tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và ngân hàng tiếp cận tín dụng nhanh hơn, thuận lợi hơn.

Ngoài ra, NHNN cũng đang tiếp tục xem xét các đối tượng, lĩnh vực để cùng với các bộ, ngành có những chính sách đồng bộ. Chính sách giãn, hoãn, tái cơ cấu các khoản nợ sẽ tiếp tục được tăng cường cũng như chỉ đạo các NHTM, các hiệp hội quan tâm triển khai tốt.

"Đây là những chính sách rất trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp, tháo gỡ cho doanh nghiệp hiện nay", Phó thống đốc khẳng định.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

VietABank báo lợi nhuận quý I đạt 353 tỷ đồng, tăng trưởng 42,5%

Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 353 tỷ đồng, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm trước.

8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

PGBank báo lợi nhuận quý I giảm 17%

Dù các mảng kinh doanh chính đều tăng trưởng, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt 96 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng.

PGBank đạt 76% mục tiêu lợi nhuận trong năm 2024 PGBank chuẩn bị phát hành 80 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 70% năm 2025

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN

Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết đã nhận được kiến nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về vấn đề cho vay ngoại tệ.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 5 liên tiếp Loạt cổ phiếu ngân hàng có thể bị các cá mập tổng quy mô 20.000 tỷ bán ra trong kỳ cơ cấu tháng 4

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản với quy mô tổng thể lên đến 100.000 tỉ đồng.

Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế

Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.

Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Trấn Thành chia sẻ góc nhìn về tối ưu dòng tiền cùng Siêu Lợi Suất VIB

Ngày càng thu hút đông đảo người dùng, tài khoản Siêu Lợi Suất của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đang khẳng định vị thế là giải pháp tài chính vượt trội, mang lại giá trị cho khách hàng ở mọi phân khúc. Với lợi suất cao bậc nhất hiện nay cùng tính năng linh

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố lãi suất 5,9%-6,9%-7,9% cố định trong 6-12-24 tháng

VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

VietABank dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 11.500 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong năm 2025. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20,3% so với năm trước.

VietABank báo lợi nhuận trước thuế 580 tỷ đồng sau 6 tháng 8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế