Yếu tố phía sau cú lao dốc kỷ lục của chứng khoán Nhật Bản

Chỉ số chứng khoán Nikkei trên sàn giao dịch Tokyo trong những ngày gần đây đã liên tục sụt giảm bởi sự tăng giá đột ngột của đồng yen.

a-nh-ma-n-hi-nh-2024-08-10-lu-c-14-07-32-20240810140835.png
Sở giao dịch Chứng khoán Tokyo. Ảnh: AFP/TTXVN

Sự tăng giá đột ngột của đồng yen, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) bất ngờ nâng lãi suất và có lập trường "diều hâu" hơn, được cho là nguyên nhân chính dẫn đến đà sụt giảm của chỉ số chứng khoán Nikkei trên sàn giao dịch Tokyo trong những ngày gần đây.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đồng nội tệ của Nhật Bản dường như đã bắt đầu ổn định trở lại và nhiều khả năng thị trường chứng khoán nước này cũng dần “lấy lại bình tĩnh”. Nhưng triển vọng phục hồi trở về ngưỡng 40.000 điểm của chỉ số Nikkei là chưa chắc chắn và sẽ phụ thuộc nhiều vào "sức khoẻ" của nền kinh tế Mỹ.

Chuyên gia Chihiro Ota, trợ lý Tổng Giám đốc nghiên cứu đầu tư tại công ty SMBC Nikko Securities, cho biết “cú sốc BoJ” là nguyên nhân chính đằng sau sự sụp đổ của chỉ số Nikkei lần này, với khoảng 7.600 điểm đã bị “bốc hơi” chỉ trong vòng ba ngày liên tiếp tính đến hôm 5/8. Giới chuyên gia ví ngày 5/8 với “ngày thứ Hai đen tối” trong lịch sử thị trường chứng khoán toàn cầu, khi hàng loạt các thị trường chứng khoán lớn chứng kiến một phiên sụt giảm mạnh. Trong đó, chỉ số Nikkei 225 mất 4.451,28 điểm, tương đương 12,4%, ghi nhận phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử chứng khoán Nhật Bản.

Vào ngày 31/7, BoJ đã quyết định nâng lãi suất thêm 0,25%. Hơn nữa, Thống đốc BoJ Kazua Ueda còn báo hiệu khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong những tháng tới. Phản ứng với thông tin này, hôm 5/8, đồng yen, vốn đã giảm xuống ngưỡng 162 yen/USD - mức thấp nhất trong 37 năm gần đây – vào đầu tháng 7/2024, bất ngờ vọt lên ngưỡng 141 yen/USD.

Quảng cáo

Trên toàn cầu, hiện tượng bán tháo cổ phiếu lan rộng trong phiên giao dịch đầu tuần này, được thúc đẩy bởi tâm lý lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế tiềm ẩn của Mỹ, sau khi dữ liệu việc làm thấp hơn dự kiến được công bố. Thị trường cũng lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), được kỳ vọng sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng Chín tới, có khả năng trì hoãn nới lỏng chính sách tiền tệ thêm một thời gian nữa.

Ông Ota phân tích khoảng 70-80% tác nhân làm giảm giá cổ phiếu Nhật Bản là do đồng yen mạnh lên, trong khi lo ngại về thể trạng của nền kinh tế lớn nhất thế giới chiếm khoảng 20-30%. Ông nói cơ cấu thu nhập của các công ty niêm yết của Nhật Bản rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đồng yen mạnh. Ngay cả các công ty từng được coi là nội địa, như bán lẻ, hiện nay cũng kiếm được một phần đáng kể doanh thu từ nước ngoài.

Cũng theo vị chuyên gia này, một yếu tố khác góp phần vào sự sụt giảm của chỉ số Nikkei là sự thu hẹp của một chiến lược đầu tư phổ biến, được gọi là giao dịch chênh lệch lãi suất (carry-trade). Trong carry-trade, nhà đầu tư đi vay bằng đồng tiền tại một thị trường có lãi suất thấp (như Nhật Bản) và lấy số vốn đó đầu tư vào một đồng tiền khác có lãi suất cao hơn, hoặc các tài sản có lợi tức cao hơn, như đồng peso Mexico hoặc đồng USD hay cổ phiếu công nghệ ở Mỹ. Nhưng việc BoJ bất ngờ tăng lãi suất khiến cho việc vay vốn bằng đồng yen không còn rẻ nữa.

Trên thực tế, sau vài ngày biến động, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã có vẻ ổn định trở lại, với đồng yen giảm về mức 147 yen/USD vào ngày 9/8. Cũng trong ngày 9/8, Phó Thống đốc BoJ Shinichi Uchida đã bày tỏ quan điểm thận trọng về khả năng tiếp tục tăng lãi suất.

Theo các chuyên gia, mặc dù có sự đồng thuận chung rằng những biến động tồi tệ nhất đã qua đi, nhưng vẫn còn những tranh cãi về thời điểm chỉ số Nikkei sẽ quay về mốc kỷ lục 42.224,02 điểm ghi nhận vào ngày 11/7, từ mức 35.000 điểm của ngày 9/8.

Chuyên gia Shinichiro Kadota, Giám đốc nghiên cứu tại Barclays Securities Japan Limited cho biết, nếu BoJ áp dụng lập trường ôn hòa, nhiều khả năng đồng yen sẽ suy yếu nhẹ. Nhưng tâm lý né tránh rủi ro trên thị trường toàn cầu và tình trạng của nền kinh tế Mỹ là những yếu tố quan trọng cần phải xem xét. Ngay cả khi những yếu tố này ổn định, thì sự phục hồi trở lại mức đỉnh của chỉ số Nikkei vẫn có thể mất một khoảng thời gian nữa.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Tại Lễ công bố và vinh danh sản phẩm - dịch vụ Tin dùng diễn ra chiều 20/12/2024 tại Hà Nội, Chứng khoán DNSE lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 10 sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam lĩnh vực công nghệ.

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy”

Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm phiên 20/12

Dữ liệu cho thấy tăng trưởng của kinh tế Mỹ và chi tiêu tiêu dùng vượt dự báo cũng không thể xoa dịu những lo ngại rằng Fed sẽ giữ chi phí đi vay ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Đà giảm điểm chi phối các TTCK châu Á trước thềm cuộc họp của Fed Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cùng có tuần tăng điểm, trái ngược với tuần giảm thứ 2 liên tiếp của VN-Index. Những vận động mới đã giúp cho bức tranh thị trường sinh động hơn sau chuỗi phiên giao dịch ảm đạm.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Thử thách xuất hiện sau chuỗi 9 phiên thị trường đi ngang

Thử thách xuất hiện sau chuỗi 9 phiên thị trường đi ngang

Trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 12, thị trường đã chứng kiến VN-Index có thời điểm giảm gần 16 điểm. Tuy nhiên, về cuối phiên, chỉ số lại thu hẹp được đà giảm và khá nhiều mã xuất hiện trạng thái "rút chân".

Thị trường đi ngang phiên thứ 9, cổ phiếu Dầu khí bật lên nhờ thông tin Lô B Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm

Phiên giao dịch 18/12 đã ghi nhận những dấu ấn tích cực của nhóm cổ phiếu Dầu khí với một số mã như PVB, PVC tăng trên 6%. Động lực tăng giá đến từ thông tin mới của dự án Lô B và sự kiện BSR chuyển sàn.

Thị trường đi ngang phiên thứ 9, cổ phiếu Dầu khí bật lên nhờ thông tin Lô B BSR lên kế hoạch lãi sau thuế 752 tỷ đồng năm 2025, chốt niêm yết cổ phiếu trên HoSE từ ngày 17/1

Bộ trưởng Tài chính: "Kỳ vọng thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế"

Chỉ đạo tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng kỳ vọng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững.

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025 Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu việc đánh thuế đối với bất động sản bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12

Chốt phiên 18/12, chỉ số Hang Seng tăng 0,8%, lên 19.864,55 điểm, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,6%, lên 3.382,21 điểm, trong khi chỉ số Nikkei 225 giảm 0,7%, xuống 39.081,71 điểm.

Chứng khoán châu Á tăng theo đà Phố Wall nhờ kỳ vọng Fed cắt lãi suất Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trước cuộc họp của Fed vào tuần tới

Chứng khoán KAFI hoàn tất tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng, dấu ấn rõ nét hơn của UNIBEN

CTCP Chứng khoán KAFI đã hoàn tất đợt tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng vào đầu tháng 12/2024. Trong danh sách cổ đông tham gia cũng có Chủ tịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB), ông Đặng Khắc Vỹ.

Chứng khoán KAFI bị "tuýt còi" do để khách hàng giao dịch vượt quá sức mua Chứng khoán KAFI sẽ tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng đầu tháng 12/2024