WTO cảnh báo về thương mại suy giảm, suy thoái kinh tế toàn cầu

WTO cho rằng việc nhu cầu hàng hóa toàn cầu giảm trong nhiều tháng gần đây đã dẫn đến hoạt động thương mại toàn cầu đi xuống, khả năng suy thoái kinh tế hoàn toàn có thể xảy ra.

Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu được dự báo tăng trưởng chỉ 1% trong năm 2023, theo tính toán của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Mức tăng trưởng này thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 3,4% trước đây.

Thương mại hàng hóa toàn cầu được dự báo sẽ giảm tốc đáng kể trong năm sau dưới sức ép của giá năng lượng cao, lãi suất tăng và các yếu tố gián đoạn liên quan đến căng thẳng địa chính trị. Tất cả những yếu tố trên đẩy cao rủi ro của một đợt suy thoái kinh tế toàn cầu sắp tới, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

WTO đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 xuống còn 2,3% từ tính toán 3,3% trước đó, đồng thời cảnh báo về khả năng kinh tế đi xuống hơn nữa nếu nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới nâng lãi suất rất nhanh trong nỗ lực kiềm chế lạm phát cao.

“Kinh tế toàn cầu đang đương đầu với cuộc khủng hoảng kéo dài. Bức tranh của năm 2023 đã xấu đi đáng kể”, tổng giám đốc WTO – ông Ngozi Okonjo-Iweala phân tích.

Tình hình thương mại Mỹ tháng 8/2022 phản ánh cho sự đi xuống của thương mại toàn cầu nói chung. Giá trị xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2022 giảm 0,3% so với tháng liền trước và như vậy ghi nhận tháng giảm đầu tiên tính từ tháng 1/2022, theo Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày thứ Tư. Nhập khẩu hàng hóa giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

f6db3f2ae61fb999183421c853c5b55c-4266.jpg Chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới toàn cầu đang giảm sâu

Khi tính toán cả hàng hóa và dịch vụ ví như du lịch, giáo dục và y tế, tổng xuất khẩu của Mỹ trong tháng 8/2022 giảm 0,3% so với tháng 7/2022 trong khi đó nhập khẩu giảm 1,1%. Bởi nhập khẩu giảm nhiều hơn xuất khẩu, thâm hụt thương mại giảm 4,3% trong tháng trước. Đồng USD mạnh giúp cho hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ, cùng lúc đó khiến cho các sản phẩm của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua sở hữu các loại tiền tệ khác.

Quảng cáo

Trong năm nay, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã hưởng lợi từ giá dầu cao và việc Mỹ tăng cường xuất khẩu dầu và khí đốt, nguyên nhân trực tiếp do các yếu tố gián đoạn thương mại có liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine.

Tình hình này đã thay đổi đáng kể trong tháng 8/2022 khi mà nhu cầu hạ nhiệt và giá cả giảm so với những mức đỉnh được thiết lập trong mùa hè. Xuất khẩu khí đốt của Mỹ tăng nhưng giá dầu giảm, nhập khẩu dầu tăng.

Vào ngày thứ Tư, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh đã đồng ý giảm sản lượng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày, động thái này nhiều khả năng sẽ tăng cao áp lực lên giá năng lượng. Giá dầu tăng ngay sau thông báo trên, giá dầu Brent trên thị trường quốc tế tăng hơn 2% lên 93,90USD/thùng trên thị trường Mỹ.

Giá xăng trung bình tại Mỹ ước tính 3,83USD/gallon trong phiên ngày thứ Tư, theo tính toán của OPIS – doanh nghiệp dữ liệu năng lượng thuộc Dow Jones & Co. Mức giá này hiện đã giảm đáng kể so với mức 5USD/gallon vào đầu tháng 6/2022, tuy nhiên cao hơn 60 cent/gallon so với mức giá của cùng kỳ năm trước.

Quyết định của OPEC+ liên quan đến sản lượng dầu có thể làm tổn hại nỗ lực của nhóm nước công nghiệp phát triển G7 trong việc hạn chế giá dầu Nga tăng cao, đây là một phần trong căng thẳng của phương Tây với Moscow.

Sự chững lại về thương mại sẽ có thể hạ nhiệt giá cả, cải thiện nguồn cung và giảm chi phí vận tải.

Còn theo tính toán của Fed tại New York, chỉ số áp lực chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu đã giảm trong nhiều tháng, từ tháng 4 đến tháng 8/2022.

Chi phí vận tải đã giảm nhanh trong nhiều tháng gần đây, một yếu tố quan trọng chính là sư suy giảm của nhu cầu hàng hóa toàn cầu”, chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics – ông Kiki Sondh, nhấn mạnh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh