Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu

Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.

tmtg-cua-trump-1-20241127162134.png
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu. Ảnh minh họa: A.N/BNEWS

Động thái này đưa Nhật Bản vào danh sách các quốc gia đang tăng cường giám sát kênh miễn thuế, vốn được các nền tảng thương mại điện tử giá rẻ như Shein và Temu (thuộc PDD Holdings) sử dụng.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, một nhóm chuyên gia thuế của chính phủ tuần trước đã thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc miễn thuế hiện hành cho các bưu kiện nhỏ được vận chuyển đến nước này. Các chuyên gia đã xem xét những lo ngại về cạnh tranh công bằng và nguy cơ kênh này trở thành con đường cho ma túy bất hợp pháp và hàng giả xâm nhập vào Nhật Bản.

Quảng cáo

Nếu các quy định miễn thuế được sửa đổi, các bưu kiện nhỏ chứa sản phẩm mua từ Shein và Temu vận chuyển vào Nhật Bản có thể phải chịu thuế tiêu thụ của nước này, hiện chủ yếu ở mức 10%. Hiện tại, các bưu kiện có giá trị dưới 10.000 yen (khoảng 69 USD) phần lớn đang được miễn thuế. Một hội đồng riêng do Bộ Tài chính thành lập cũng đang xem xét các vấn đề tương tự.

Phát biểu trước báo giới ngày 20/5, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết hiện chưa có quyết định nào về việc xem xét lại quy định miễn thuế. Tuy nhiên, Bộ sẽ tiếp tục cân nhắc vấn đề này, đồng thời tham khảo các trường hợp ở nước ngoài và những tác động được ghi nhận.

Việc Nhật Bản cân nhắc vấn đề bưu kiện nhỏ là diễn biến mới nhất trong làn sóng giám sát toàn cầu đối với "lỗ hổng" thuế quan mà Shein và Temu đã dựa vào trong nhiều năm để bán hàng hóa giá rẻ cho người tiêu dùng trên khắp thế giới. Động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng này về việc chấm dứt chính sách "de minimis" (ngưỡng giá trị tối thiểu được miễn thuế) đối với các bưu kiện nhỏ từ Trung Quốc đã thúc đẩy các chính phủ khác xem xét các quy định miễn thuế tương tự.

Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế cho các bưu kiện dưới 150 euro vào khoảng năm 2027-2028. Tiếp theo là thông báo xem xét lại các quy định "de minimis" của Anh từ Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves. Pháp cũng đã đề xuất áp phí đối với các gói hàng nhỏ từ các nhà bán lẻ giảm giá như một biện pháp tạm thời trước khi kế hoạch cải tổ rộng hơn của châu Âu có hiệu lực.

Việc Mỹ loại bỏ quy định "de minimis" đã buộc Shein và Temu phải tăng giá một số sản phẩm, hoặc yêu cầu người tiêu dùng Mỹ trả phí nhập khẩu có thể cao hơn cả giá trị hàng hóa họ mua. Doanh số của cả Shein và Temu tại Mỹ đã bị ảnh hưởng sau các điều chỉnh giá của các nền tảng thương mại điện tử này. Các biện pháp của Mỹ cũng làm dấy lên lo ngại rằng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc có thể tràn sang các thị trường khác.

Việc loại bỏ miễn thuế cũng có thể mang lại lợi ích cho ngân sách công của Nhật Bản. Theo Bộ Tài chính, số lượng bưu kiện nhỏ được vận chuyển vào nước này đã tăng khoảng năm lần trong 5 năm qua, một phần được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của thương mại điện tử xuyên biên giới trong thời kỳ đại dịch.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 18/6, trong bối cảnh giới đầu tư đang theo dõi các diễn biến liên quan đến xung đột Israel-Iran và chờ đợi quyết định chính sách của Fed.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông

Phần lớn các chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu giảm điểm trong phiên 17/6 sau khi Tổng thống Donald Trump rời Hội nghị thượng đỉnh G7 sớm và lo ngại về khả năng Mỹ can thiệp vào xung đột Israel và Iran.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

EU chưa thay đổi lập trường về thuế quan với Mỹ

Các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu và Mỹ vẫn đang tiếp diễn, bà Paula Pinho, người phát ngôn chính của EU, nói với tờ POLITICO rằng khối này chưa sẵn sàng chấp nhận mức thuế toàn cầu 10% của Mỹ.

Chứng khoán giảm điểm trong nỗi lo về thuế quan và việc làm của Mỹ EU nỗ lực thuyết phục Mỹ thay đổi chính sách thuế quan trong tuần này

Kỳ vọng vào lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran giúp Phố Wall tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần (16/6), nhờ giá dầu giảm sau khi các cuộc tấn công giữa Israel và Iran không ảnh hưởng đến sản lượng và xuất khẩu dầu.

Phố Wall giảm điểm trước thềm Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 5/2025 Phố Wall mất đà tăng do lo ngại căng thẳng Trung Đông

Căng thẳng Israel-Iran khiến các ngân hàng trung ương khó giảm lãi suất

Các nhà kinh tế cho biết nguy cơ về một cú sốc kinh tế mới sau cuộc tấn công Iran của Israel có khả năng khiến các ngân hàng trung ương thận trọng hơn trong quyết định cắt giảm lãi suất.

ECB dự kiến tiếp tục hạ lãi suất, hé lộ khả năng "tạm nghỉ" Những diễn biến kinh tế, thị trường toàn cầu mới nhất trong tuần qua: Nhiều ngân hàng trung ương hạ lãi suất, một số khác giữ nguyên

Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Chứng khoán Trung Quốc đi lên trong phiên giao dịch chiều ngày 16/6, nhờ tín hiệu cải thiện từ tiêu dùng nội địa trong tháng 5/2025, dù các lĩnh vực sản xuất và đầu tư vẫn còn yếu.

Góc nhìn chuyên gia: Chứng khoán bước vào pha "khó nhằn", tập trung nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận và hỗ trợ từ chính sách Xung đột tại Trung Đông sẽ tác động thế nào tới chứng khoán Việt Nam?

WB điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2008

Tại báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo GDP năm 2025 do các rào cản thương mại tăng cao và môi trường chính sách bất ổn.

Standard Chartered: Dự báo gì về lạm phát của Việt Nam thời gian tới? WB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,8%