Vietcombank được chấp thuận tăng vốn lên 55.891 tỷ đồng

Ngân hàng dự kiến sẽ tăng vốn thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 18,1%.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank tăng vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng, theo phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019, 2020 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên Vietcombank năm 2022 đã thông qua phương án phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 18,1%. Vốn điều lệ của ngân hàng theo đó sẽ tăng thêm gần 8.566 tỷ đồng, lên 55.891 tỷ đồng.

Với mức vốn mới này, Vietcombank sẽ vượt VietinBank và BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ hai hệ thống, chỉ sau VPBank.

Theo Vietcombank, việc tăng vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đầu tư cho các dự án chuyển đổi để nâng cao năng lực quản trị và hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra, Vietcombank cũng đang triển khai 2 kế hoạch tăng vốn khác. Thứ nhất, là tăng vốn từ lợi nhuận còn lại của 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến trước năm 2018. Vốn điều lệ dự kiến tăng khoảng 27.000 tỷ đồng. Ngân hàng đang triển khai thủ tục với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Quảng cáo

Thứ hai là phát hành riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ, Vietcombank đang triển khai thuê tư vấn tài chính để hỗ trợ lựa chọn cổ đông nước ngoài, dự kiến trong năm 2023-2024.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý 1/2023, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 11.221 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng đến từ diễn biến tích cực của của hoạt động kinh doanh cốt lõi như tín dụng, kinh doanh ngoại hối và việc cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Đến cuối tháng 3/2023, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 1,846 triệu tỷ đồng, tăng 1,8% so với hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt trên 1,174 triệu tỷ, tăng 2,5%.

Tiền gửi khách hàng tăng 3,1% sau 3 tháng đầu năm, lên mức hơn 1,281 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn giảm 8,45% xuống còn 368.112 tỷ đồng; tiền gửi có kỳ hạn tăng 8,53% lên mức 891.784 tỷ đồng.

Về chất lượng tín dụng, đến cuối tháng 3, nợ xấu của ngân hàng tăng 27,1% so với đầu năm lên 9.942 tỷ đồng. Trong đó, nợ nợ nhóm 3 gấp 6 lần hồi đầu năm lên 2.524 tỷ đồng; nợ nhóm 4 tăng 25,2% lên mức gần 980 tỷ đồng trong khi nợ nhóm 5 giảm nhẹ 2,8% xuống 6.439 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ nhóm 2, tức nợ cần chú ý của Vietcombank cũng tăng thêm gần 85% lên mức 7.542 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay theo đó tăng từ 0,68% hồi đầu năm lên 0,85% khi kết thúc quý 1/2023.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Techcombank mở rộng hệ sinh thái tài chính thông qua góp vốn thành lập Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Techcom

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Techcom. Buổi lễ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, đại diện Ban lãnh đạo Techcombank và các đối tác chiến lược.

Techcombank và Manulife Việt Nam ngưng hợp tác độc quyền sau 11 năm Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Nhằm tuân thủ Luật Căn cước 26/2023/QH15, Thông tư 17/2024/TT-NHNN về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, cùng Thông tư 18/2024/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng, Sacombank triển khai cập nhật dữ liệu giấy tờ và thông tin sinh trắc học của khách hàng. Vi

Sacombank trao 2 ô tô BMW hơn 4 tỷ đồng đến khách hàng tại Bạc Liêu và Vĩnh Long Sacombank là thương hiệu mạnh Việt Nam 13 năm liên tiếp

Ủy ban Kinh tế nhất trí bổ sung vốn cho Vietcombank

Chiều ngày 23/10, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, đã trình bày Báo cáo thẩm tra về việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Chính thức chuyển giao hai ngân hàng 0 đồng CBBank và OceanBank Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank

Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức tiếp nhận Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) theo hình thức chuyển giao bắt buộc. Sự kiện này thu hút sự quan tâm lớn từ giới tài chính, không chỉ bởi tính chiến lược mà còn bởi những cơ hội và thách thức lớn đang chờ đợi MB trong tương lai.

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2 MB cử người làm Phó Tổng giám đốc thường trực OceanBank Chuyển động tái cơ cấu tại PVcomBank

Chuyển động tái cơ cấu tại PVcomBank

Trọng tâm của PVcomBank trong các kế hoạch tái cơ cấu vẫn là tiếp tục xử lý dứt điểm các tồn đọng cũ, tiếp tục tái cơ cấu danh mục tín dụng và đầu tư, tăng trưởng tín dụng, đẩy nhanh hơn kế hoạch mở rộng mạng lưới chi nhánh để tăng cường mở rộng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh và tiếp cận khách hàng…

Chủ tịch VPBank lý giải quyết định tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém NCB quyết liệt tái cơ cấu theo đúng lộ trình

PVcomBank và những dấu ấn

Hơn một thập kỷ phát triển với chiến lược kinh doanh linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, PVcomBank đã và đang duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hiệu quả.

Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Trong quý 3/2024, Techcombank tiếp tục ghi nhận những kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội với các chỉ số được duy trì trong nhóm các ngân hàng hiệu quả dẫn đầu thị trường.

Techcombank huy động thành công gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong 2 ngày Techcombank và Manulife Việt Nam ngưng hợp tác độc quyền sau 11 năm