VIB chuẩn bị trả cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20%

Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng thêm 4.215 tỷ đồng lên 25.292 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa có thông báo về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành hơn 412,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn phát hành được lấy từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2022 trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán. Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng thêm 4.215 tỷ đồng lên 25.292 tỷ đồng.

Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng là ngày 23/6/2023.

Trước đó, ngày 11/5/2023, VIB đã nhận được công văn của Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc VIB thực hiện tăng vốn điều lệ thêm tối đa 4.291,3 tỷ đồng.

Quảng cáo

Trong đó, ngân hàng sẽ phát hành hơn 412,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và 7,6 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ, nhân viên (ESOP), với tỷ lệ phát hành lần lượt là 20% và 0,36%.

Sau các đợt phát hành, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ 21.077 tỷ đồng lên 25.368 tỷ đồng.

Ngân hàng cho biết, vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng để cấp tín dụng và đầu tư tài sản thanh khoản, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp mạng lưới chi nhánh,...

VIB mới đây cũng cho biết, ngân hàng sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ của công ty con là Công ty TNHH một thành viên Quản lý Nợ và Khai thác tài sản VIB (VIBAMC).

Theo đó, VIBAMC sẽ tăng vốn điều lệ từ 350 tỷ đồng lên 850 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 143%. Nguồn vốn thực hiện là từ nguồn vốn chủ sở hữu của VIB.

Trước đó, công ty này cũng đã từng được tăng mạnh vốn từ 100 tỷ đồng lên 350 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu của VIB vào tháng 11/2022. Như vậy, vốn điều lệ của VIBAMC đã tăng tới 8,5 lần chỉ trong 6 tháng qua.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thúc đẩy tài chính toàn diện: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 12/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tài chính toàn diện, giúp mọi người dân ở mọi vùng miền có cơ hội tiếp cận bình đẳng và thụ hưởng thành quả từ các dịch vụ tài chính, đồng thời được bảo vệ an toàn khi sử dụng những dịch vụ này.

“Ông lớn” ngân hàng châu Âu sắp cung cấp dịch vụ giao dịch bitcoin Thị trường vẫn có Ngân hàng "giữ lửa" Củng cố nguồn lực, ngân hàng đẩy mạnh trả cổ tức, tăng vốn “khủng”

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc (CGBB) GPBank cho VPBank và HDBank nhận DongA Bank (nay là Ngân hàng số Vikki). Trước đó, NHNN cũng đã thực hiện chuyển giao bắt buộc OceanBank (nay là MBV) cho MB và CB (nay là VCBNeo) cho Vietcombank. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, NHNN đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015.

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng SHB chuẩn bị phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong quý I/2025 SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11%

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

Nhằm mang đến giải pháp tài chính an toàn và sinh lời vượt trội dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, BIDV triển khai gói sản phẩm “Tiền gửi an vui - Sinh lời bền vững” với nhiều ưu đãi hấp

BIDV khai trương hoạt động Trung tâm khách hàng cá nhân cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh Thủ tướng triệu tập lãnh đạo T&T, Hoà Phát, Gelex… và loạt ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, VPBank...