Vì sao diễn biến giá vàng 2 tuần tới sẽ mang tính quyết định?

Sau tuần chứng kiến diễn biến quan trọng của giá vàng, thông tin lạm phát và thất nghiệp Mỹ thời gian tới sẽ có ảnh hưởng bước ngoặt lên thị trường kim loại quý này.

Diễn biến của giá vàng trong 2 tuần tới sẽ vô cùng quan trọng quyết định hướng đi của giá vàng khi khoảng thời gian cuối năm dần đến, theo nhận định của các chuyên gia phân tích.

Giờ đây, sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là thông tin về lạm phát và thất nghiệp trong thời gian tới bởi gần đây thêm nhiều dấu hiệu hứa hẹn đã xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và biến động thị trường lớn dần.

Theo bài phân tích và nhận định mới đây được đưa ra trên Kitco, giá vàng đã có diễn biến quan trọng ở thời điểm giữa tuần vừa qua khi mà giá tăng từ mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi và hướng đến mốc 1.700USD/ounce. Chốt lại tuần vừa qua, giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 12/2022 ở mức 1.673,7USD/ounce, tăng hơn 1% trong tuần tuy nhiên đã giảm đến 6 tháng liên tiếp.

“Vào ngày thứ Tư, giá vàng đã ghi nhận sự đảo chiều quan trọng. Nếu nhìn vào biểu đồ giá vàng, điều này rất tích cực. Chúng ta chuyển từ xu thế giảm ngắn hạn sang xu thế dần phục hồi”, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại quỹ RJO Futures – ông Frank Cholly nói với Kitco News.

Nếu thị trường sẽ có thể trở lại ngưỡng 1.700USD/ounce, xu thế tăng sẽ được thiết lập và khả năng giá vàng trở lại ngưỡng 1.740USD/ounce, ông Cholly nói thêm.

Trước tuần vừa rồi, các chuyên gia phân tích kỹ thuật trên thị trường vàng đã rất bi quan, đặc biệt sau khi giá giảm xuống mức 1.680USD/ounce. Việc giá giảm sâu xuống dưới ngưỡng 1.600USD/ounce đã dọn đường cho khả năng 1.290USD/ounce, chuyên gia trên thị trường tiền tệ tại DailyFX – ông Michael Boutros từng phân tích.

Quảng cáo

“Các ngưỡng kỹ thuật hiện tại khá bi quan. Nếu giá vượt lên trên ngưỡng 1.706USD/ounce, chúng ta có thể bỏ qua xu thế suy giảm này”, ông Boustros nói.

Thế nhưng để có thể hình thành xu thế tăng, diễn biến tăng của giá vàng cần phải xảy ra trong hai tuần tới. Nếu không, xu thế suy giảm sẽ chiếm ưu thế. “Điều xảy ra với giá vàng trong hai tuần tới sẽ vô cùng quan trọng. Tốc độ và mức độ của các đợt nâng lãi suất gây ra nhiều áp lực lên giá vàng”, ông Boutros nói.

Căng thẳng địa chính trị có thể là một yếu tố ngắn hạn đưa vàng lên trên ngưỡng 1.700USD/ounce. Mới đây, căng thẳng Nga – Ukraine lại tiếp tục leo thang hơn nữa. Cũng theo ông Boutros, nếu căng thẳng Nga – Ukraine trở nên tệ hại hơn, thực tế này sẽ tích cực cho giá vàng.

Tuy nhiên trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại công ty chứng khoán TD Securities – ông Bart Melek khẳng định cũng cần nhớ rằng bất kỳ sự tăng giá nào xuất phát từ bất ổn địa chính trị nhiều khả năng sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, còn nếu xét đến xu thế của chính sách tiền tệ, sẽ khó có thể thay đổi được cục diện bi quan nói chung của giá vàng.

“Nhìn chung, sự tăng giá của đồng USD sẽ vẫn diễn ra mạnh mẽ. Triển vọng của giá vàng chưa thay đổi. Fed sẽ vẫn tiếp tục nâng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Anh hiện cũng đang thể hiện quan điểm cứng rắn”, ông Melek phân tích.

Diễn biến ngắn hạn của giá vàng sẽ phụ thuộc nhiều vào số liệu việc làm và lạm phát dự kiến công bố vào 2 tuần đầu của tháng 10/2022.

“Tôi không tin vào xu thế đột phá của giá vàng cho đến khi chúng ta thực tế nhìn nhận được các con số việc làm và lạm phát. Nếu CPI tăng mạnh hơn kỳ vọng, thực tế này bi quan với giá vàng. Nó cho thấy Fed sẽ vẫn không ngừng nâng lãi suất, mức 4,6% hoàn toàn trong kế hoạch. Lạm phát cao cũng đồng nghĩa thị trường đang tính đến một cái gì đó cứng rắn”, ông Melek phân tích.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay

Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.

Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4)

Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ

Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ

Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc

GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ

Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ

Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục

Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).

Indonesia từ chối khoản đầu tư 100 triệu USD của Apple, vẫn cấm Apple bán iPhone 16 iPhone 16e: Chiến lược "chim mồi" của Apple trong phân khúc giá rẻ?