Tỷ lệ lao động không có việc làm giảm một nửa so với cao điểm COVID-19, dù vẫn cao

Có tới 31% người lao động tham gia khảo sát của Ban IV cho biết đang ở trong tình trạng không có việc làm. Tỷ lệ này đã giảm mạnh so với trong bối cảnh COVID-19 là 62% (tại tháng 8/2021) và 53% (tại tháng 10/2021)...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đây là kết quả được rút ra từ khảo sát về tình hình người lao động và một số đề xuất, tham mưu để hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn vừa được Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) - thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ vừa công bố.

Cuộc khảo sát trực tuyến này thực hiện với 8.343 người lao động nhằm tiếp cận, phản ánh một bức tranh toàn diện về nền kinh tế ở thời điểm này và nửa cuối năm 2023; cũng như phản ánh thực tế một số vấn đề mà Chính phủ đang chỉ đạo trọng tâm.

Với tỷ lệ 31% người lao động tham gia khảo sát đang "trong tình trạng không có việc làm", nhóm nghiên cứu của Ban IV nhận định kết quả này còn khá cao, cho thấy bối cảnh nhiều thách thức vẫn đang tiếp diễn đối với thị trường lao động.

Theo báo cáo, các ngành kinh doanh bất động sản, xây dựng và du lịch, khách sạn, nhà hàng có tỷ lệ người lao động không có việc làm cao nhất, lần lượt là 53%, 44% và 43%.

Ban IV cho rằng, điều này phản ánh thực tế là ngành bất động sản trong suốt một năm qua gặp khó khăn, giao dịch ảm đạm. Nhiều doanh nghiệp bất động sản phải tái cơ cấu, sa thải nhân sự.

Ngành xây dựng cũng bị đình trệ khi giao dịch bất động sản ảm đạm, đồng thời các dự án xây dựng không triển khai được do vướng mắc về đất đai, thủ tục pháp lý, các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước chậm giải ngân.

Số lao động không có việc làm ngành du lịch cao thứ 3 cả nước phản ánh ngành này chưa phục hồi mặc dù hết quý 1/2023, lượt khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam là gần 2,7 triệu, nhưng mới chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019.

Nguồn báo cáo của Ban IV

Nguồn báo cáo của Ban IV

Xét theo địa phương, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng là những tỉnh/thành có tỷ lệ người lao động không có việc làm cao nhất, đều trên 30%.

Nhận diện nguyên nhân thiếu việc làm của người lao động, 32,4% người lao động không có việc làm cho biết họ bị mất việc là do cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng cửa, phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh. 27,1% người lao động đưa ra nguyên nhân do cơ sở sản xuất, kinh doanh phải sa thải lao động để cắt giảm chi phí do không có đơn hàng.

Đáng chú ý, xu hướng số lượng người lao động bị mất việc tại các doanh nghiệp không những không giảm, mà còn tăng lên diễn ra từ quý IV/2022 sang quý I/2023, và dự báo còn tiếp diễn trong các quý còn lại của năm 2023.

Bởi theo kết quả khảo sát mới đây của Ban IV, trong số các doanh nghiệp dự kiến còn hoạt động năm 2023, có đến 71,3% doanh nghiệp cho rằng sẽ phải cắt giảm quy mô lao động từ 5% trở lên.

Đề xuất tiếp tục giãn, hoãn các khoản thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp

Từ các khó khăn đã nêu ra, Ban IV đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ triển khai một số biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp để họ có thể duy trì và phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các nhóm giải pháp trợ lực cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần hỗ trợ gián tiếp cho người lao động gồm kéo dài thời hạn giảm thuế giá trị gia tăng; giãn, hoãn, giảm các khoản phí liên quan đến bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, hay xem xét mức đóng thuế thu nhập cá nhân mới để phù hợp với bối cảnh mới.

Cùng với đó, tiếp tục giảm lãi suất ngân hàng và các chính sách về giãn, hoãn, khoanh nợ, cân nhắc các khoản vay ưu đãi như cho doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động hoặc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề, giữ chân người lao động.

Đáng chú ý, Ban IV kiến nghị Chính phủ không ban hành thêm văn bản mới tạo thêm gánh nặng về thuế, phí, thủ tục hành chính cho cả doanh nghiệp và người lao động.

Nguồn báo cáo của Ban IV

Nguồn báo cáo của Ban IV

Đối với nhóm giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, Ban IV đề xuất cho phép doanh nghiệp, người lao động không phải thu, nộp kinh phí công đoàn cho cơ quan công đoàn cấp trên tới ít nhất là hết năm 2024.

Đề xuất giãn, hoãn các khoản thuế, phí khác để doanh nghiệp và người lao động dồn nguồn lực này cho người lao động trang trải trực tiếp các nhu cầu cuộc sống, nhằm giảm áp lực/kỳ vọng vào khoản tiền rút từ bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh các nhóm vấn đề trên, Ban IV cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương liên quan xem xét kĩ các kiến nghị cụ thể được người lao động nêu lên qua cuộc khảo sát.

Cụ thể, đề xuất Chính quyền cấp cắt giảm các thủ tục hành chính phức tạp, hạn chế các đợt thanh tra, kiểm tra để các doanh nghiệp được yên tâm hoạt động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất ổn định việc làm cho người lao động.

Đồng thời, người lao động cũng kiến nghị chính quyền cấp trung ương và địa phương hỗ trợ họ tham gia các khóa học nâng cao trình độ, tay nghề, ngoại ngữ.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Chat với BizLIVE