Tỷ giá USD/VND: Quá khứ đã bắt kịp hiện tại

Mức độ tăng tỷ giá USD/VND hơn chục năm trước đã bắt kịp hiện tại để trở về, nhưng bối cảnh và áp lực khác nhau.

Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng với Quyết định số 230/2011/QĐ-NHNN: tỷ giá USD/VND tăng (giảm giá VND) 9,3% từ 18.932 lên 20.693 VND/USD.

Hiện tại, so với cùng kỳ 2021, tỷ giá USD/VND cũng đã tăng đúng 9,3%, tính đến sáng 24/10 theo diễn biến tỷ giá giao ngay trên thị trường liên ngân hàng.

Nói một cách hình ảnh, quá khứ hơn chục năm trước đã bắt kịp hiện tại để trở về, tái hiện mức độ tăng rất lớn của tỷ giá USD/VND. Dĩ nhiên so sánh có thể khấp khiễng, khi cũng là 9,3% nhưng một bên mang tính thời điểm, một bên là cả một quá trình.

Song điểm chung: nền kinh tế, doanh nghiệp phải hấp thụ một mức độ lớn của biến động tỷ giá như vậy.

Ngày 24/10, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) có buổi tiếp xúc nhà đầu tư cá nhân. Một nhà đầu tư nêu câu hỏi: Tỷ giá biến động mạnh hiện nay ảnh hưởng thế nào đến khoản vay hợp vốn bằng ngoại tệ trước đó?

Đại diện lãnh đạo Techcombank trả lời, cũng như lần trả lời ở cuộc tiếp xúc trước đó nhưng có mở rộng thêm: Về kỹ thuật, các ngân hàng khi có khoản vay ngoại tệ quốc tế họ đều thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng nghiệp vụ “Hedging” (bảo hiểm rủi ro), cũng như “Swap” hoán đổi sang VND để sử dụng vốn có lãi suất cao hơn.

Tuy nhiên, bảo hiểm rủi ro chỉ có mức độ nhất định, nhất là khi tỷ giá biến động quá mạnh, nên nó vẫn đôn vào chi phí của ngân hàng.

Theo lãnh đạo Techcombank, độ mở nguồn ngoại tệ chịu ảnh hưởng rủi ro biến động tỷ giá tại ngân hàng này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 8% trong cơ cấu nguồn. Biến động mạnh tỷ giá vừa qua khiến chi phí huy động vốn tăng lên, song hiện tại Techcombank vẫn ở nhóm các ngân hàng thương mại có chí phí vốn thấp nhất hệ thống.

Quảng cáo

Đó là rủi ro bất khả kháng. Và đây cũng là điểm khác biệt của hiện tại so với biến động của hơn chục năm về trước.

Dữ kiện quá khứ đó gắn với chính sách điều hành tỷ giá của Việt Nam trước đây khác với hiện nay; bối cảnh và nguyên do mang tính nội tại nhiều hơn thay vì áp lực lớn từ bên ngoài như hiện nay; tính hành chính trong điều hành trước đây cũng có phần đậm đặc hơn so với sự linh hoạt hiện nay.

Biến động tỷ giá hiện tại có nhiều áp lực từ bên ngoài: nhiều đồng tiền trên thế giới mất giá mạnh.

Cập nhật đến sáng 24/10, DXY đã tăng tới 19,87% so với cùng kỳ năm trước; tương tự, đồng Yên Nhật mất giá tới 31,2%; KRW của Hàn Quốc mất 22,26%. Gần gũi hơn, đồng tiền của các nước trong khu vực ASEAN cũng mất giá mạnh như THB của Thái Lan là 14,41%; IDR của Indonesia mất 10,43%; PHP mất 15,92%; MYR của Malaysia mất 14,18%; MMK của Myanmar mất 16,32%...

Trong khi đó, theo dõi các dòng chảy thông tin thì có thể thấy “một sự quên lãng” ở diễn biến của đồng Nhân dân tệ. Đồng tiền này từng phá giá mạnh và gây một phần chao đảo trên thị trường Việt Nam trước đây, song mức độ mất giá tới 13,62% so với cùng kỳ năm trước lại ít được đề cập. Ở đây có sự đồng hóa nhất định với bối cảnh.

Vậy nên, trong sự “đồng hóa” đó, biến động tỷ giá USD/VND hiện nay cũng không hẳn do chính sách điều hành, mà các yếu tố bên ngoài tác động quá lớn và quá mạnh; xu thế mất giá đồng tiền so với USD mở rộng trên toàn cầu. Còn lại là sự thích nghi của chính sách, của doanh nghiệp, ứng xử của người dân.

Mức độ tăng 9,3% nói trên đã quá lớn đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu chủ yếu, có khoản vay ngoại tệ (USD) lớn hay chưa?

Hơn chục năm trước, mức độ 9,3% diễn ra tại một thời điểm, gây sốc và có những trường hợp phải “treo”, rải mức độ đó ra nhiều năm để hấp thụ. Còn nay, mức độ 9,3% dù sao cũng giãn ra theo một quá trình.

Với người dân có ngoại tệ, đang găm giữ ngoại tệ, 9,3% lợi ích tăng thêm đó đã đủ để họ hài lòng chưa? Điều này tùy thuộc mỗi người. Khi đất nước khó khăn và cần họ lên tiếng, có những người có thể để lợi ích cá nhân sang một bên, bán ra để tạo cung ngoại tệ, hỗ trợ giao dịch thông suốt hơn. Nhưng cũng có những người tiếp tục găm giữ vì họ thấy lợi ích của mình có xu hướng gia tăng, mà như vậy có thể nói là “Dân giàu, Nước… mệt”(?).

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Nhiều nghiệp vụ ngân hàng đã được số hóa 100%

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, cho vay....

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

PVcomBank tiên phong tích hợp với Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID

Ngày 22/5/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức trở thành một trong ba ngân hàng thương mại đầu tiên được Trung tâm RAR lựa chọn triển khai thí điểm cung cấp giải pháp cấp Chứng thư số và Ký số trực tuyến thông qua Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID do Bộ Công an quản lý.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVcomBank và những dấu ấn ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới