Tỷ giá USD/VND lao dốc và điểm quan trọng nhất

Chỉ trong hơn một tuần tỷ giá USD/VND đã cân lại phân nửa mức độ biến động đột biến trước đó.

Sáng 7/12, thị trường liên ngân hàng chứng kiến cú sập rất mạnh và hiếm thấy của tỷ giá USD/VND giao ngay. Mức giảm tới 0,67% chỉ qua một đêm rất hiếm; mức giảm quanh 0,35% thể hiện vừa qua cũng đã là rất mạnh.

Giá USD giao ngay trên thị trường này theo đó xuyên thủng hẳn mốc 24.000 VND và chỉ còn 23.840 VND.

Trong chục năm qua, ngoại trừ những lần điều chỉnh trực tiếp của chính sách, ví như lần điều chỉnh trực tiếp hơn 9% đầu năm 2011, thị trường cũng chưa từng chứng kiến mức độ biến động mạnh của tỷ giá USD/VND như từ giữa năm 2022 đến nay. Tính chung một tuần qua, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã giảm tới 3,21%.

Việt Nam có nhiều loại tỷ giá giao dịch cùng lúc, trên các thị trường. Trong đó, tỷ giá liên ngân hàng có vai trò quan trọng, phản ánh trực tiếp nhất giá của cung - cầu ngoại tệ mà các ngân hàng thương mại/hệ thống trung gian cần cân đối cho thị trường. Tỷ giá của các ngân hàng cũng luôn xoay quanh trục giá liên ngân hàng, với chênh khoảng 30-40 VND tùy thời điểm.

Thị trường liên ngân hàng cũng có môi trường khá lý tưởng nhất, xét ở góc độ nắm bắt sát cân đối cung - cầu trong hệ thống, ở khả năng nắm bắt các dòng chảy và cả vấn đề thông tin để phản ánh nhanh nhạy.

Cung - cầu hiện nay thế nào?

Về vĩ mô, Việt Nam vẫn xuất siêu khá lớn 11 tháng đầu năm nay (thặng dư hơn 10 tỷ USD); giải ngân vốn FDI vẫn tăng khá mạnh; đặc biệt không hẳn ngẫu nhiên khi tỷ giá USD/VND lên đỉnh gần 25.000 VND thì đánh dấu khối ngoại bắt đầu chuỗi giải ngân mua ròng cực mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cho đến nay…

Cung ngoại tệ cũng đã và đang liên tiếp có nguồn từ hoạt động vay nước ngoài. Tính toán của người viết trên cơ sở các thông tin đã công bố, cũng như kế hoạch dự tính của doanh nghiệp sắp công bố, gần 3 tỷ USD nguồn vốn các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước vay quốc tế đã và đang lần lượt chảy về khoảng một tháng gần đây và tới đây.

Thị trường và nền kinh tế không thiếu ngoại tệ. Nhưng, trao đổi với người viết, một lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt vấn đề rằng nguồn ngoại tệ có đưa vào giao dịch, có chuyển đổi để thực sự tạo cung hay không mới là quan trọng.

Theo đó, vị lãnh đạo này cho rằng, sau những biến động của tỷ giá USD/VND và đặc biệt là diễn biến điều chỉnh rất sâu hiện nay, điểm quan trọng nhất nằm ở sự thông suốt hai chiều trên thị trường; cung - cầu được kết nối, đáp ứng thuận lợi thay vì chỉ một chiều là găm giữ hoặc buộc nhà điều hành phải bán ra trước đó; giá cũng có tăng có giảm, thay vì chỉ một chiều tăng lên như vừa qua.

Để thông suốt, để thị trường ngoại tệ tự dưỡng, các chủ thể, nhất là các bên nắm giữ ngoại tệ phải hài lòng, có kỳ vọng hợp lý để có hành vi hợp lý.

“Nếu tâm lý thị trường không ổn, kỳ vọng thị trường vẫn chỉ theo một chiều thì khó khơi thông các dòng chảy”, vị lãnh đạo chuyên trách trên của NHNN nói.

Kỳ vọng hợp lý đã và đang hình thành, hay tâm lý thị trường đã ổn và hài lòng khi có cung bán ra, tỷ giá hạ nhiệt mạnh. Kết quả này có từ tổng hòa nhiều yếu tố.

Quảng cáo

Thứ nhất, sau khi tỷ giá USD/VND đã tăng tới trên 9% (so với đầu năm lẫn cả cùng kỳ 2021), một mức độ giá trị đủ để thỏa mãn hoạt động đầu tư, đầu cơ, nắm giữ trước đó, kích thích cụ thể hóa giá trị, hay nói đời thường như “bán vùng đỉnh”.

Thứ hai, thế giới bên ngoài “bất ngờ bớt xấu và tốt lên vào cuối năm” - theo lời của một chuyên gia thuộc Hội Nghiên cứu Thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA). Cụ thể như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bớt “diều hâu” trong định hướng tăng lãi suất; chỉ số USD Index cũng đã hạ nhiệt mạnh, từ cao điểm gần 115 về chỉ còn quanh 105 điểm hiện nay.

Thứ ba, lợi ích sát sườn thể hiện rõ và lớn. Lãi suất huy động VND tăng mạnh, đạt các mốc trên 9%/năm, thậm chí trên 10%/năm đánh thẳng vào lợi ích nắm giữ khi so sánh với USD, nhất là tại Việt Nam lãi suất huy động USD vẫn áp trần 0%/năm. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất VND cũng chênh cao vượt trội so với USD.

Thứ tư, cung ngoại tệ vẫn thuận lợi, như trên với các cân đối và các nguồn mới chảy về. Ngoài ra, luôn là đặc điểm hàng chục năm qua, cứ vào mùa cao điểm thanh toán chi trả cuối năm thì nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ sang lấy VND cho trang trải thể hiện rõ, đặc biệt là ở những giai đoạn lãi suất VND lên cao.

Tại thời điểm này NHNN đã và đang phải liên tục bơm hỗ trợ nguồn VND trên thị trường mở với quy mô đáng kể. Và trong bối cảnh “khan” thanh khoản trên một số thị trường, cũng như lượng lớn VND bị NHNN hút về qua bán ngoại tệ trước đó, khiến cầu VND càng lớn và điều này cũng thúc đẩy chuyển đổi ngoại tệ…

Thứ năm, kết nối các yếu tố trên cũng như góp phần thúc đẩy tạo cung trên thị trường luôn có vai trò và điều hành chính sách của NHNN. Loạt điều chỉnh về biên độ, hai lần tăng các lãi suất điều hành, đặc biệt ở ba lần liên tiếp hạ giá bán ra USD, NHNN từng bước “lái” tâm lý và kỳ vọng thị trường về điểm để kết nối cung - cầu thông suốt, thay vì chỉ một chiều phải bán ra bình ổn trước đó.

fx-71220221207130402-977.png Tỷ giá USD/VND giảm rất mạnh trên thị trường liên ngân hàng sáng 7/12 và tiếp tục "cân lại" biến động vừa qua - Nguồn: MSB Research

Rất nhanh và rất mạnh, như trên, chỉ qua hơn một tuần tỷ giá USD/VND đã nhanh chóng cân bằng rõ rệt mức độ biến động từ tháng 5 đến tháng 11 vừa qua. Từ tăng trên 9% so với đầu năm lẫn cùng kỳ 2021, tỷ giá USD/VND giao ngay trên thị trường liên ngân hàng hiện chỉ còn tăng 4,58% so với đầu năm, và so với cùng kỳ chỉ còn tăng 3,25%.

Đó là những mức độ bình ổn rất đáng chú ý trong một thế giới hàng loạt các đồng tiền chao đảo năm nay; cũng là giá trị cân bằng kịp thời khi mà vừa qua nhiều doanh nghiệp đã phải gồng mình với rủi ro tỷ giá.

Nhưng tương lai vẫn tiềm ẩn nhiều biến động. Chuyên gia nói trên của VIRA cũng lưu ý rằng, phía trước Fed có thể bắt đầu thu hẹp đà tăng lãi suất nhưng nhiều ngân hàng trung ương lớn khác như ECB, BOE,… vẫn phải tiếp tục tăng mạnh lãi suất do độ trễ trong phản ứng chính sách.

Mặt khác, điểm được chú ý hiện nay ở nguồn cung bổ sung từ ngoại tệ vay thương mại, ủy thác… từ nước ngoài đổ về, nhưng không hẳn tất cả đều sẵn sàng bán ra hoặc có mục đích chuyển đổi thẳng.

“Tuy nhiên, điểm tích cực hiện nay là tâm lý nhà đầu tư đã giảm bớt đầu cơ găm giữ USD, chuyển sang nắm giữ VND. Chênh lệch lãi suất hiện càng có sức nặng khi VND đã có thời điểm mất giá mạnh tới 9% so với đầu năm, trong khi từ phía quốc tế DXY dường như cũng đã đạt đỉnh”, chuyên gia của VIRA nhìn nhận.

Cũng theo góc nhìn của chuyên gia này, sau khi có loạt điều chỉnh và can thiệp để bình ổn thị trường, định hướng tâm lý và kỳ vọng trên thị trường, NHNN đã tiếp tục được tăng cường quyền tự chủ trong điều hành và ứng xử chính sách.

Cụ thể như, Nghị quyết 143/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 vừa qua nhấn mạnh đến quyền tự chủ trên, khi nêu rõ: NHNN điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; trong đó, điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình, có biện pháp can thiệp thị trường ngoại hối khi cần thiết theo quy định, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ và hệ thống các tổ chức tín dụng; có giải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ, ngăn chặn tình trạng đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

PGBank chuẩn bị họp đại hội bất thường để bầu bổ sung nhân sự cấp cao

PGBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 tới để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030, sau khi một số ứng viên rút hồ sơ.

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn cho NCB lên hơn 19.200 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59% NCB hé lộ quá trình xử lý 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên?

Nghị định 69 cho phép nâng room ngoại lên 49% tại các ngân hàng tham gia tái cơ cấu, mở ra cơ hội lớn cho MB, VPBank và HDBank. Tuy vậy, bài toán nới room không chỉ phụ thuộc vào chính sách, mà còn bị chi phối bởi nhu cầu tăng vốn, yếu tố sở hữu Nhà nước và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại.

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Techcombank lập kỷ lục mới sau khi ông Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD

Sau gần 2 tuần kể từ khi Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, vốn hoá ngân hàng đã tăng thêm gần 1 tỷ USD.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương: Xây dựng thương hiệu từ nội lực, tạo dấu ấn khu vực và Quốc tế

Ngày nay, thương hiệu không còn là một khái niệm gắn với truyền thông đơn thuần, mà đã trở thành một tài sản chiến lược, phản ánh nội lực và năng lực cạnh tranh dài hạn của mỗi tổ chức.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Tín dụng xanh bứt tốc, nhưng cần khung pháp lý để đi xa

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng xanh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về thể chế, nhận thức và nguồn lực.

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng