TP.HCM giải phóng mặt bằng “thần tốc” cho dự án Vành đai 3

Dự án 1A thuộc Vành đai 3 đoạn qua TP.HCM được bàn giao gần như toàn bộ diện tích thi công từ ngày 29/12.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dự án 1A dài 8,75 km thuộc Vành đai 3 TP.HCM, nối tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (TP.HCM). Đoạn qua thành phố dài khoảng 2 km, nằm trên địa bàn TP Thủ Đức với tổng diện tích thu hồi gần 36 ha. Trong đó, 72 hộ và tổ chức bị ảnh hưởng với tổng kinh phí bồi thường gần 1.600 tỷ đồng. Ngày 29/12, hơn 34 ha (chiếm 96%) được giao cho chủ đầu tư, sau 5 tháng triển khai.

Tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng được Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đánh giá là kỷ lục, bởi công tác này là phần việc khó khăn nhất, tốn nhiều thời gian nhất khi xây dựng các dự án hạ tầng. Ông Bùi Xuân Cường nhận định: “Hồi tháng 9 khi dự án khởi công chỉ mới 30% mặt bằng được giao, nay tăng lên gần 96%”.

Việc bồi thường tại dự án 1A có thuận lợi khi toàn bộ diện tích là đất nông nghiệp. Mặt khác, do giá bồi thường, hỗ trợ tái định cư được địa phương tính sát giá thị trường nên tỷ lệ người dân đồng thuận giao mặt bằng cao hơn. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng cũng gặp khó khăn do địa hình phức tạp, một số khu đất chuyển qua nhiều đời chủ, không phải người địa phương khiến việc kiểm đếm, xác minh... tốn nhiều thời gian.

TP Thủ Đức cũng bàn giao gần 96% tổng diện tích dự án. Đây là điều kiện quan trọng để đẩy nhanh tiến độ, giúp công trình hoàn thành cuối năm 2025 theo kế hoạch.

vành đai 3
Vành đai 3 TP.HCM là tuyến đường chiến lược

Vành đai 3 TP.HCM dài hơn 76 km chạy qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, chia làm 4 đoạn lớn gồm Tân Vạn - Bình Chuẩn, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 và Quốc lộ 22 - Bến Lức. Trong đó, đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn dài 16 km hoàn thành.

Dự án 1A dài 8,75 km thuộc đoạn lớn Tân Vạn - Nhơn Trạch, kết nối từ tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) đến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (TP Thủ Đức). Phần lớn tuyến đường này đi qua Đồng Nai, với chiều dài 6,3 km, còn lại 2,45 km thuộc địa phận TP.HCM. Đoạn qua Đồng Nai chưa được bàn giao mặt bằng.

Năm 2016, dự án được Bộ GTVT phê duyệt với tổng đầu tư gần 5.330 tỷ đồng từ vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Trong đó, kinh phí giải phóng mặt bằng tách thành dự án riêng do 2 địa phương thực hiện. Khi đó, đoạn qua TP.HCM chỉ gần 149 tỷ đồng và Đồng Nai gần 476 tỷ. Đến nay, sau khi cập nhật, phía TP.HCM tăng lên gần 1.600 tỷ đồng và Đồng Nai khoảng 651 tỷ.

Khởi công cách đây 3 tháng, đến nay dự án đạt khoảng 5% khối lượng, hiện có 7 mũi thi công chính trên công trường. Trong đó, tại hạng mục cầu Nhơn Trạch, nhà thầu đang thi công đại trà cọc khoan nhồi cho các trụ dưới sông và cầu dẫn phía TP.HCM. Bên bờ Đồng Nai, do địa phương chưa giao mặt bằng, chỉ 1 mũi thi công chính được huy động để làm phần cầu dẫn.

Ngoài dự án 1A, phần còn lại chưa khép kín của Vành đai 3 dài hơn 76 km, tổng vốn 75.300 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách giai đoạn 2021-2025 là 61.000 tỷ đồng, giai đoạn 2026-2030 là 14.300 tỷ đồng, do 4 địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An thực hiện.

Tuyến đường được dự kiến khởi công giữa năm 2023, hoàn thành sau 3 năm. Đây được xem là cung đường chiến lược, ngoài kết nối giao thông còn tạo hành lang đô thị, công nghiệp không chỉ 4 tỉnh thành dự án đi qua mà tác động cả vùng kinh tế phía Nam.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE