Tổ yến được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Với sản lượng tổ yến đạt khoảng 120 tấn/năm, trị giá trên 500 triệu USD và đặc biệt được ưa chuộng tại thị trường tỷ dân như Trung Quốc - việc được xuất khẩu chính ngạch mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành nuôi yến của Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tổ yến là mặt hàng nông sản thứ 12 của Việt Nam vừa được hoàn tất thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Trước đó, Việt Nam đã có 11 loại nông sản được chấp nhận là thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, chanh dây và sầu riêng.

Mới đây, phía Trung Quốc cũng vừa ký vào Nghị định thư về xuất khẩu khoai lang từ Việt Nam sang Trung Quốc (cùng với mặt hàng tổ yến), khi được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ký và chuyển lại cho phía Trung Quốc thì đây sẽ là sản phẩm nông sản thứ 13 được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này.

Ngày 16/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, Bộ trưởng Lê Minh Hoan vừa chính thức ký hoàn tất Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc. Như vậy, đây cũng là thời điểm Bộ NN&PTNT chính thức khởi động xúc tiến công tác chuẩn bị để sớm xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc.

Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng tổ yến của Việt Nam

Theo Bộ NN&PTNT, hiện cả nước có trên 22.000 nhà nuôi chim yến. Sản lượng yến của Việt Nam khoảng 120 tấn, với giá trị hơn 500 triệu USD. Với việc được xuất khẩu chính ngạch, ngành yến Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển và tiềm năng mang lại giá trị kinh tế cao.

Trung Quốc được biết tới là thị trường lớn nhất của ngành yến toàn cầu. Ước tính, thị trường này hấp thụ tới 80% thị phần yến sào toàn cầu khi nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu sản phẩm tổ yến của người Trung Quốc không ngừng tăng. Đơn cử, riêng Indonesia mỗi năm đã xuất khẩu tới 1.600 tấn tổ yến sang Trung Quốc.

Trong khi đó, yến sào của Việt Nam là mặt hàng được các khách hàng Trung Quốc đặc biệt đánh giá cao. Bởi Việt Nam là một trong những quốc gia điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nguồn tổ yến với chất lượng vượt trội. Trong đó, yến sào Khánh Hòa hay Hội An là những thương hiệu đã được khẳng định về độ uy tín, chất lượng.

Với nhận định về giá trị kinh tế và tiềm năng xuất khẩu to lớn của ngành này, từ năm 2019, tổ yến đã là một trong các mặt hàng được Bộ NN&PTNN chú trọng đàm phán và gửi hồ sơ đến Tổng cục Hải quan Trung Quốc để đề nghị xuất khẩu chính ngạch.

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định, việc xuất khẩu tổ yến chính ngạch đi thị trường Trung Quốc sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho ngành yến Việt Nam phát triển. Cụ thể là đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm, mang lại lợi ích kinh tế rất cao, tạo động lực phát triển mạnh mô hình nuôi chim yến, chế biến tổ yến... để xuất khẩu.

Đồng thời, ông Hoan cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp chế biến tổ yến cần phải tìm hiểu thật kỹ và tuân thủ đúng, đầy đủ các yêu cầu của phía Trung Quốc nêu trong Nghị định thư.

Cụ thể là các điều kiện về quản lý cơ sở nuôi chim yến, chế biến tổ yến để bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm tổ yến xuất khẩu... theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, các hiệp hội, hội và doanh nghiệp cũng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn, các địa phương khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát bệnh cúm gia cầm và bệnh Newcastle trên chim yến; cũng như có kế hoạch giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm tổ yến.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về việc tổ yến của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói về việc tổ yến của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Cũng theo Bộ trưởng Hoan, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức hội nghị phổ biến nội dung Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc cho tất cả các hiệp hội, hội và doanh nghiệp có liên quan để các đơn vị chủ động chuẩn bị, đáp ứng điều kiện xuất khẩu.

Về lâu dài, Bộ này sẽ chỉ đạo để có chiến lược, kế hoạch phát triển ngành yến Việt Nam có trách nhiệm, bền vững, bảo đảm giữ vững thương hiệu tổ yến Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc cũng như các thị trường tiềm năng khác.

"Quan điểm của Bộ NN&PTNT là minh bạch hóa toàn bộ quy trình giám sát để chuyển cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc các doanh nghiệp đủ điều kiện. Do vậy, bản thân các doanh nghiệp, cộng đồng người nuôi yến phải cấu trúc lại ngành hàng theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết để phát triển bền vững, tránh sự cạnh tranh thiếu lành mạnh", Bộ trưởng Lê Minh hoan lưu ý.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE