Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trước cuộc họp tuần tới: Mắc kẹt giữa mục tiêu giảm lạm phát và ổn định tài chính

Giữa những bất ổn xảy ra trong hệ thống ngân hàng Mỹ những ngày qua, mọi ánh nhìn đều đổ dồn về Fed.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trước cuộc họp tuần tới: Mắc kẹt giữa mục tiêu giảm lạm phát và ổn định tài chính

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, rằng liệu họ có nên tiếp tục chiến dịch tăng lãi suất hay không. Trong khi đó, hàng loạt ngân hàng gần đây đã sụp đổ và dữ liệu lạm phát mạnh vừa được công bố.

Các quan chức của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ quy tụ vào tuần tới để tham dự một cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày. Tại đó, họ sẽ quyết định những thay đổi trong kế hoạch thắt chặt tiền tệ, trước tình trạng hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng sau vụ sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và Singature Bank.

Nhưng khi Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố dữ liệu lạm phát vào ngày 14/3, CPI lõi mặc dù có tốc độ chậm hơn nhưng vẫn tăng 0,5% trong tháng trước. Fed giờ đây cần phải cân bằng để tiếp tục loại bỏ tận gốc lạm phát dai dẳng mà vẫn phải đảm bảo hệ thống tài chính hoạt động trơn tru.

Trưởng bộ phận kinh tế quốc tế toàn cầu Nathan Sheets của ngân hàng Citigroup, đồng thời là cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, cho biết rằng Fed bị mắc kẹt giữa mục tiêu lạm phát và mục tiêu ổn định tài chính.

Trong những ngày trước khi SVB sụp đổ, Chủ tịch Fed Jerome Powell phát tín hiệu rằng ngân hàng trung ương có thể xem xét trở lại mức tăng nửa điểm phần trăm. Lý do là vì dữ liệu chỉ ra sức mạnh mới của thị trường lao động và sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng.

Fed vốn đã thực hiện một chiến dịch tăng lãi suất lịch sử kéo dài nhiều tháng trời nhằm chế ngự áp lực giá cả tăng. Mãi đến tháng 2/2023, Fed mới giảm tốc độ xuống mức 0,25 điểm phần trăm.

fed-06-3157.jpg

Trụ sở của Fed

Quảng cáo

Nhưng các nhà kinh tế cho rằng sự sụp đổ của ngân hàng SVB về cơ bản đã làm thay đổi triển vọng chính sách, cản trở con đường phía trước của ngân hàng trung ương và gây lo ngại về mức lãi suất mà hệ thống tài chính có thể cầm cự được.

Đến tối ngày 12/3, các nhà kinh tế học tại ngân hàng Goldman Sachs đã thay đổi dự đoán từ việc Fed sẽ tăng 0,25 điểm phần trăm trong tháng 3 sang ngừng tăng lãi suất.

Nhà kinh tế học Julian Richers tại ngân hàng Morgan Stanley cho biết “sự không chắc chắn đã bùng lên” sau sự sụp đổ của các ngân hàng. Fed rồi sẽ “chú ý” đến những dấu hiệu căng thẳng hơn nữa.

Báo cáo lạm phát tháng 2 như “thêm dầu vào lửa”. Trong 3 tháng qua, mức tăng của CPI lõi - không tính giá dễ biến động của thực phẩm và năng lượng – đã tăng với tốc độ hàng năm là 5,2%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2022.

Nhà kinh tế trưởng của Mỹ Matthew Luzzetti tại ngân hàng Deutsche Bank, cho biết: “Giả sử không có những chuyện đang xảy ra trên thị trường tài chính, loại dữ liệu này có thể sẽ thúc đẩy Fed tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tuần tới”.

Trong khi mô tả dữ liệu lạm phát là “không ngừng”, Luzzetti dự đoán Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong tháng này và báo hiệu lãi suất quỹ liên bang sẽ đạt đỉnh trên 5%.

Nhà kinh tế học Richers cho rằng số liệu CPI cho thấy giới chức không nên ngừng hoàn toàn việc tăng lãi suất, ngay cả khi SVB sập. Ông nói: “Dường như có những lo ngại về hoạt động của thị trường, nhưng không vì thế mà Fed phải dừng lại”.

Các nhà kinh tế cho rằng Fed cũng phải đối mặt với những câu hỏi lớn hơn. Cụ thể là sự bất ổn tài chính bắt nguồn từ thất bại của SVB sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và hoạt động kinh tế ra sao.

Trả lời tờ Financial Times vào hôm 10/3, Chủ tịch Thomas Barkin của ngân hàng dự trữ liên bang Richmond chủ yếu tập trung vào việc xác định tương lai của chiến dịch thắt chặt từ ngân hàng trung ương.

Priya Misra, người đứng đầu chiến lược lãi suất toàn cầu tại ngân hàng đầu tư TD Securities, cho biết: “Ngay cả khi Fed ngăn chặn được điều này và chúng ta không còn thấy ngân hàng nào sụp đổ, thì các điều kiện tín dụng và các điều kiện tài chính cũng đang bị thắt chặt”. Điều đó có thể dẫn đến một “cuộc suy thoái sớm hơn hoặc sâu hơn” so với dự báo trước đây.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt