Lý do khiến kinh tế Mỹ hiện nay khác biệt so với các chu kỳ trước

Theo bài viết trên tờ Wall Street Journal, để hiểu được lạm phát, lãi suất tăng và nguy cơ suy thoái tại Mỹ hiện tại, giới phân tích cần quay ngược lại các mốc thời gian từ trước năm 2000.

Cảng hàng hóa Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảng hàng hóa Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Kinh tế Mỹ liên tục khiến giới phân tích bối rối trong vài năm gần đây. Gần như không có một chuyên gia nào nhận định đúng kịch bản lạm phát vọt lên mức cao, lãi suất liên tục tăng mạnh và những ảnh hưởng của môi trường lãi suất cao đối với nền kinh tế thực.

Câu hỏi đặt ra là phải chăng đã có sự thay đổi cơ bản nào đó về kinh tế Mỹ? Câu trả lời là “đúng” nếu so sánh chu kỳ kinh tế hiện tại với các chu kỳ trước đó trong những năm 2000. Khi nới khung tham chiếu ra 80 năm trở lại đây, chu kỳ hiện tại là có thể lý giải được, dù không dễ để đoán biết. Dưới đây là ba sự khác biệt của chu kỳ lần này.

Cung, chứ không chỉ là yếu tố cầu

Tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập kỷ phụ thuộc vào nguồn cung hàng hóa và dịch vụ vốn được thúc đẩy bởi yếu tố lao động, vốn, công nghệ và tri thức. Tuy nhiên, những yếu tố này đã dần thay đổi và thường bị bỏ qua khi giới chuyên gia đưa ra các dự báo về tăng trưởng, lạm phát trong ngắn hạn. Thay vào đó, họ chỉ tập trung vào yếu tố cầu: Chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình, người nước ngoài muốn chi tiêu bao nhiêu. Khi cầu mạnh, tăng trưởng và lạm phát sẽ gia tăng, còn cầu yếu sẽ dẫn tới tăng trưởng, lạm phát giảm.

Yếu tố cầu thậm chí còn lấn át mạnh hơn trong suy nghĩ của các nhà kinh tế sau khủng hoảng tài chính 2007-2009, thời điểm ngân hàng và hộ gia đình buộc phải cắt giảm chi tiêu và vay mượn để giảm nợ, khiến tăng trưởng và lạm phát giảm dù lãi suất đã rơi xuống mức gần bằng 0.

Thế nhưng khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, yếu tố cung cũng đóng vai trò quan trọng không kém cầu trong việc định hình chu kỳ. Việc liên tục đóng rồi lại mở cửa nền kinh tế đã hạn chế sản lượng của nhiều ngành nghề từ vận tải biển cho đến công nghiệp ô tô.

Các công ty, vốn phải sa thải nhiều nhân viên từ trước đó, khi tuyển dụng lao động trở lại đã nhận thấy nguồn cung lao động bị đứt gãy, do tác động của COVID-19, chính sách bố mẹ ở nhà chăm trẻ em, nghỉ hưu sớm, giảm lao động nhập cư… Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tháng trước đã ghi nhận sự thiếu hụt lao động lên tới khoảng 3,5 triệu người so với thời tiền đại dịch trong quý 4/2022.

Suy yếu nhu cầu làm giảm sức ép lạm phát, nhưng suy yếu nguồn cung lại gây tác động trái chiều. Đó là lý do mà lương lao động và giá cả tăng nhanh hơn thời hậu đại dịch COVID-19 so với các đợt suy thoái trước đó, vốn bị chi phối bởi yếu tố cầu.

Đây không phải lần đầu tiên xảy ra hiện tượng này. Sự đứt gãy nguồn cung dầu mỏ là một tác nhân làm tăng lạm phát và suy giảm kinh tế trong giai đoạn 1973-1980. Lạm phát cũng tăng mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) cho tới trước khi nổ ra Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 – trong bối cảnh các ngành công nghiệp phải vật lộn thích ứng với dịch chuyển giữa nhu cầu quân sự và dân sự.

Lạm phát quá cao và hệ lụy

Tuần này, một số nghị sĩ dân chủ đã chất vấn Chủ tịch Fed Jerome Powell về việc tại sao thể chế này vẫn tiếp tục tăng lãi suất trong khi giới điều hành dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ 3,4% lên 4,6% trong năm nay - một tỷ lệ cao mà thông thường chỉ xuất hiện trong thời kỳ suy thoái.

Quảng cáo

Hạ nghị sĩ Ayanna Pressley chất vấn ông Powell: “Để ngăn chặn suy thoái, ngài Chủ tịch sẽ dừng tăng lãi suất trong thời gian tới, đúng hay sai?”.

Câu hỏi của bà Pressley, vốn bị ông Powell từ chối trả lời trực tiếp, là có thể hiểu được khi xét đến bối cảnh 25 năm trở lại đây Fed không chỉ dừng tăng lãi suất mà thậm chí còn cắt giảm khi thất nghiệp tăng. Nhưng đó là ở những thời điểm lạm phát biến động trong khoảng biên độ 1-3%, đồng nghĩa với việc Fed không cần đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao hơn để đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu thường là mức 2% năm 2012.

Điều này tạo ra ấn tượng không có sự đánh đổi giữa lạm phát với thất nghiệp, thậm chí kịch bản còn ngược lại khi Fed nhận thấy cần tập trung ưu tiên hơn cho việc giảm thất nghiệp.

Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là không phải đánh đổi. Vấn đề chỉ là mức đánh đổi này không lớn một khi lạm phát neo ở mức chấp nhận được. Trong những kỷ nguyên trước, mức đánh đổi này là rõ nét. Đơn cử, năm 1973 và 1981, Fed từng kích thích suy thoái để giảm lạm phát.

Đó là tình cảnh lặp lại ở thời điểm hiện nay. Tùy theo các chỉ số đo lường khác nhau, lạm phát tại Mỹ hiện ở mức 4-5% sau khi đã loại trừ các mặt hàng năng lượng và lương thực. Sự cải thiện về nguồn cung có thể giúp hạ nhiệt lạm phát song để đưa chỉ số này về ngưỡng 2%, Fed cho rằng nguồn cầu sẽ phải giảm nữa, đồng nghĩa với thất nghiệp tăng.

Khi đó, thông tin về những chỉ số kinh tế vững vàng vì thế lại trở thành tin xấu, và Fed sẽ còn nhiều việc phải làm.

Không sụp đổ tài chính đồng nghĩa với không suy thoái

Bất chấp việc Fed tăng lãi suất ở cấp độ mạnh và dồn dập nhất kể từ những năm 1980, viễn cảnh suy thoái dự báo vẫn chưa thành hiện thực. Đó là bởi tác động từ hiệu ứng tăng lãi suất phụ thuộc vào mức độ thẩm thấu của lãi suất.

Trong thập kỷ 1990 và 2000, những cải cách về tài chính, nới lỏng quy định tài chính cùng với toàn cầu hóa đã khiến hệ thống tài chính trở nên mong manh hơn, tiềm ẩn nguy cơ về chu kỳ bùng nổ-suy thoái. Khi thực hiện thắt chặt tiền tệ hồi năm 1999-2000, Fed đã gây ra cú vỡ “bong bóng” về cổ phiếu công nghệ, truyền thông và viễn thông, sự cố sau đó khiến doanh nghiệp cắt giảm đầu tư và thuê mướn nhân công.

Chính sách chặt chính sách tiền tệ của Fed giai đoạn 2004-2006 cũng kích hoạt cú vỡ “bong bóng” trên thị trường nhà đất, tạo ra làn sóng vỡ nợ cầm cố và một thời kỳ khủng hoảng tài chính thảm khốc.

Hiện chưa có sự đổ vỡ nào tương tự như vậy xảy ra. Chỉ số căng thẳng tài chính (FSI), công cụ đo lường nguy cơ khủng hoảng tài chính do chi nhánh của Fed tại St. Louis thiết lập, vẫn biến thiên theo đường thẳng. Những quy định sửa đổi được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến các ngân hàng cho vay thận trong hơn, làm giảm khả năng dễ bị tổn thương.

Thêm vào đó, định giá cổ phiếu, bất động sản hiện cũng không “ảo” như năm 2000 và 2006. Doanh nghiệp và hộ gia đình về cơ bản vẫn giữ được bản cân đối lành mạnh, một phần nhờ các gói kích thích kinh tế lớn được tung ra trong thời kỳ đại dịch.

Đương nhiên, có thể vẫn có còn đó những “trái bom nổ chậm” trên các hệ thống tài chính. Nhưng trước khi bom phát nổ, Fed sẽ phải dựa vào công cụ duy nhất là lãi suất để hoàn tất nhiệm vụ của mình về kiểm soát lạm phát.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro