ECB tiếp tục tăng lãi suất trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đón nhiều “tin xấu”

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa thông báo sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm.

ECB tiếp tục tăng lãi suất trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đón nhiều “tin xấu”

Theo Reuters, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm vào thứ 5, ngày 16/3 trong bối cảnh “khó khăn” của thị trường tài chính. Điều này đã được nói đến trong tuần trước.

Việc ECB tăng lãi suất là bởi lạm phát gây ra ảnh hưởng lớn hơn các vấn đề của một số ngân hàng thế giới hiện nay. Đồng thời, theo thông tin mới nhất, Ngân hàng trung ương của 20 quốc gia sử dụng đồng euro cũng đã nâng lãi suất tiền gửi lên 3% - mức cao nhất kể từ cuối năm 2008, do lạm phát được cho cho là vượt quá mục tiêu 2%.

Thực tế, ECB cũng đã nâng lãi suất trong 6 cuộc họp liên tiếp kể từ tháng 7/2022 (tổng cộng 3,5 điểm phần trăm).

Bên cạnh đó, sau nhiều “biến động” trên thế giới, một số nhà đầu tư tài chính đã mong rằng ECB sẽ lựa chọn mức tăng nhỏ hơn là 0,25 điểm phần trăm. Họ cũng đang kỳ vọng ECB sẽ đặt mức lãi suất cao nhất là 3,25%, so với mức 4,1% được dự báo vào tuần trước.

Quảng cáo
o-2537.png

Cổ phiếu của các ngân hàng khu vực đồng Euro đã rơi tự do trong tuần này do sự ảnh hưởng từ sự cố SVB và Credit Suisse. Nhưng trong ngày 16/3, có thông tin cho rằng NHTW Thụy Sĩ đã “bơm” cho Credit Suisse khoản cứu trợ 54 tỷ USD. Động thái này đủ lớn để khiến cổ phiếu của ngân hàng này tăng khoảng 20% và kéo theo các cổ phiếu của ngân hàng khác.

Lo lắng chính hiện tại của ECB là chính sách tiền tệ có thể vận hành không như mong muốn nếu như thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện. Điều đó khiến ECB rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi vừa phải đề cao nhiệm vụ chống lạm phát vừa muốn duy trì sự ổn định tài chính.

Đại diện của ECB cũng cho biết: “Hội đồng quản trị đang theo dõi sát sao tình hình không ổn định hiện tại và sẽ có phương thức ứng phó cần thiết để duy trì sự ổn định giá cả và thị trường tài chính”.

Sự chú ý của các nhà đầu tư hiện tại là cuộc họp báo của Chủ tịch ECB Christine Lagarde. Tại đó, dự kiến bà sẽ được hỏi về các động thái chính sách trong tương lai.

Hồi tháng 1/2023, bà cũng đã khẳng định quyết tâm của ECB về việc tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát một cách tốt nhất. Mục tiêu lạm phát 2% đã được đặt ra từ nhiều tháng qua.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025