Tiếp tục "lỡ hẹn", FTSE Russell lo ngại về tiến trình nâng hạng thị trường mới nổi của Việt Nam

FTSE Russell cho biết có thể sẽ xem xét lại tư cách thành viên của Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi loại 2 ở kỳ đánh giá tiếp theo diễn ra vào tháng 9/2023.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong thông báo mới nhất, FTSE Russell vẫn giữ nguyên Việt Nam ở lại nhóm thị trường cận biên (Frontier) và tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging market) kể từ tháng 9/2018.

Theo FTSE Russell, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí "Chu kỳ thanh toán (DvP)" khi đang bị xếp ở mức "hạn chế". Điều này là do thông lệ thị trường thực hiện kiểm tra trước giao dịch để đảm bảo sự sẵn có về vốn trước khi thực hiện giao dịch.

Ngoài ra, quy trình đăng ký mở mới tài khoản cần phải được cải thiện hơn nữa vì các thủ tục hiện tại có thể dẫn đến việc kéo dài thời gian đăng ký, đồng thời cần có những cơ chế tạo điều kiện hơn cho nhà đầu tư nước ngoài giao dịch chứng khoán đã hết “room”.

Kể từ tháng 9/2022 tới hiện tại, FTSE Russell không thể xác định được tiến độ rõ ràng đối với mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP), mặc dù đã có các cuộc thảo luận diễn ra giữa các cơ quan quản lý thị trường và các thị trường thành viên. Quá trình chạy thử nghiệm hệ thống giao dịch mới đã bắt đầu vào tháng 2/2023 và sẽ diễn ra trong khoảng 40 ngày giữa Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và các thành viên.

Bên cạnh đó, những hoạt động giới thiệu về Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) đã bắt đầu, mục đích nhằm cho phép các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch chứng khoán mà không phải lo lắng về giới hạn sở hữu nước ngoài.

FTSE Russell cho biết tiếp tục duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), Ngân hàng Thế giới (WB), Ernst & Young và các cơ quan thị trường quan trọng khác – các tổ chức đang hỗ trợ tiến trình cải cách thị trường rộng lớn hơn. “Việc hoàn thiện vai trò và trách nhiệm của các đối tượng trong mô hình CCP, bao gồm cả việc triển khai văn bản luật mới là bước quan trọng. Các hướng dẫn rõ ràng về khung thời gian sẽ được nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ”, văn bản của FTSE Russell nêu rõ.

Đặc biệt, FTSE Russell nhấn mạnh sự lo ngại liên quan tới việc thiếu rõ ràng về thời điểm thực hiện cải cách thị trường. Nếu điều này vẫn chưa rõ ràng hoặc thời gian thực hiện bị kéo dài, FTSE Russell cho biết có thể sẽ xem xét lại tư cách thành viên của Việt Nam trong danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi loại 2 ở kỳ đánh giá tiếp theo diễn ra vào tháng 9/2023.

Theo Nhịp sống thị trường

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Chat với BizLIVE