Tiền ngoại quay lại, thị trường chỉ thiếu các mảnh ghép Bluechips

Phiên giao dịch thứ 2 liên tiếp, HOSE duy trì được trạng thái thanh khoản trên mức bình quân 20 phiên. Khối ngoại cũng trở lại với quy mô mua ròng trên 120 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thiếu sự dẫn dắt của Bluechips, các tín hiệu tích cực chưa chuyển hóa thành kết quả rõ rệt.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Số liệu CPI tại Trung Quốc ghi nhận mức tăng chậm nhất kể từ 2021, tăng 0,1% so với cùng kỳ trong tháng 4. So với tháng trước, CPI tháng 4 còn giảm 0,1%. Phản ứng của chỉ số chứng khoán nước này lẫn cả khu vực là không rõ ràng. Phần lớn vẫn đi theo mạch điều chỉnh từ cách đây 2 phiên. CSI 300 (-0,16%), SHCMP (-0,29%), KOSPI (-0,22%), TWSE (-0,81%) đều giảm nhẹ. Đây có thể là một phần nguyên nhân khiến thị trường Việt Nam không bung sức tăng điểm ở phiên hôm nay dù dòng tiền duy trì sự khởi sắc.

Chấm dứt chuỗi bán ròng 5 phiên liên tiếp

Khối ngoại đã có chuỗi 5 phiên bán ròng trên toàn thị trường và tạm thời chấm dứt mạch bán ra khi trở lại mua ròng 136 tỷ đồng trên 3 sàn. Riêng HOSE hôm nay nhận được 122 tỷ đồng.

Theo thống kê, giá trị mua ròng lũy kế của khối ngoại trên toàn thị trường kể từ đầu năm đến nay đang là 3.461 tỷ đồng, tương đương vùng giải ngân trước khi có sự bổ sung dòng tiền của quỹ FUBON ETF.

Dòng tiền từ các quỹ ETFs thực tế đã không hoàn toàn đổ vào thị trường như kỳ vọng. Trong vòng 3 tháng trở lại đây, quỹ FUBON chỉ nhận được hơn 70 triệu USD, chưa tới 50% mức huy động 160 triệu USD trong đợt bổ sung lần thứ 5.

Nguồn BSC.

Nguồn BSC.

Ngoài ra, sự rút ròng của các quỹ ETFs như VNM (-24,5 triệu USD), Ishare (-27,8 triệu USD) cùng một số quỹ chủ động cũng có thể là nguyên nhân khiến thị trường bị rút tiền.

Sau giai đoạn điều chỉnh do hụt tiền ngoại, thị trường hiện đã có sự tham gia sôi động hơn của tiền nội. Khối lượng khớp lệnh của HOSE hôm nay tiếp tục ở trên mức bình quân 20 phiên và còn cao hơn so với phiên hôm qua. Tổng cộng, đã có 3/4 phiên, sàn duy trì được trạng thái thanh khoản tốt, đều trên mức bình quân 20 phiên.

Vận động nhóm ngành

Thị trường đã có sự luân chuyển khá hấp dẫn với sự tham gia của nhiều nhóm ngành. Dù không liên tục nhưng các nhóm Bất động sản, Khu Công nghiệp, Bất động sản, Dầu khí vẫn đang thay nhau thu hút được dòng tiền.

Phiên hôm qua, đã có các cổ phiếu DXG và GVR kéo được tiền khá tốt. Đà tăng của DXG (+1,4%), GVR (-0,9%) có chút chững lại do lực bán chốt lời trong hôm nay nhưng đã có ngay các gương mặt nổi lên như DIG (+6,8%), CTD (+6,9%), VPH (+6,8%), NTL (+4,8%) tham gia vào cuộc đua giá.

Nhóm Dầu khí và Phân bón cũng trở lại tăng giá sau 1-2 phiên cân đối lại chuyển động. PVT (+2,2%), PVD (+2,1%), DCM (+2,7%) đều tăng trên 2%.

Vấn đề của thị trường chỉ là thiếu đi sự định hướng của các cổ phiếu lớn. Ngân hàng gần như không có hỗ trợ đáng kể ngoại trừ OCB (+1,5%), VPB (+1,3%) với biên độ tăng không quá lớn.

Các mã VHM (-0,4%), VIC (-0,2%) tỏ ra rất "thờ ơ" dù đây là những cổ phiếu đầu ngành của nhóm Bất động sản. Điều này cũng xảy ra với nhóm Chứng khoán khi SSI (-0,4%), HCM (0%), VCI (-0,8%) còn chịu sức ép về cuối phiên khiến cho FTS (+3,9%), CTS (+2,1%) trở nên "lạc lõng" trong nhóm ngành.

VN30 có tới 16/30 mã giảm dù độ rộng của HOSE vẫn có tới 45% mã tăng giá. Chỉ số VN-Index đã không thể chuyển hóa được thành kết quả cụ thể, đóng cửa giảm 0,11% xuống 1.057,12 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 11.530 tỷ đồng.

HNX-Index và UPCoM-Index cũng không có được sự tự tin để để bứt phá, cả 2 đều bị ghìm lại với thành tích là +0,24% và 0,37%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.500 tỷ đồng.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/4/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.

Chat với BizLIVE