Chứng khoán 30/11

Tiền ngoại lại tạo ra cú hích, VN-Index đóng cửa sát 1.050 điểm

Nếu không có một cú hích, VN-Index khó có thể đóng cửa trên 1.040 điểm sau những phản ứng lừng khừng như sáng nay. Một lần nữa lại là tiền ngoại dồn dập vào VN30 để giúp thị trường tăng tốc cuối phiên.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Quy mô giải ngân của khối ngoại như đã cập nhật cuối phiên sáng nay chỉ là hơn 300 tỷ đồng. Nhưng đến phiên chiều, giá trị giải ngân đạt gấp 4 lần, qua đó nâng tổng giá trị mua ròng cả phiên trên HOSE lên 1.656 tỷ đồng.

Nhóm đón nhận chủ yếu vẫn chỉ là VN30 với những cổ phiếu được ưu ái nhất là HPG (+5,75%), VHM (+2,64%), VIC (+0,29%), SSI (+1,58%), MSN (+3,03%) đều góp sức lớn kéo VN30 lẫn VN-Index. Với phiên mua ròng hôm nay, hiện giá trị mua ròng của khối trên HOSE đã đạt gần 16.000 tỷ đồng, mức cao nhất kể từ tháng 5/2018.

Sự quyết liệt của khối ngoại là điều không quá bất ngờ trong các phiên giao dịch gần đây. VN-Index đã thoát khỏi trạng thái lình xình quanh tham chiếu để chốt phiên tăng 16,26 điểm lên 1.048,42 điểm (+1,58%).

Cú hích từ khối ngoại đã giúp sắc xanh được mở rộng trên toàn HOSE lên gần 69%. Nhóm tăng trần có thêm FRT, DIG bên cạnh DXG, DGW, MIG, PET. Trong khi các mã HCM (+2,33%), HAG (+1,46%), GEX (+1,7%), HSG (+3,21%), KBC (+4,7%) nhanh chóng phải đảo chiều để không lạc lõng với diễn biến chung.

Trong phiên hồi phục thứ 5 liên tiếp của thị trường, HOSE vẫn duy trì mức thanh khoản cao, đạt hơn 17.700 tỷ đồng. 2 cổ phiếu có quy mô trên 1.000 tỷ đồng là HPX và HPG.

Với HNX-Index và UPCoM-Index, việc đảo chiều tăng giá cũng diễn ra, lần lượt tăng 0,27% và 0,7%. Nhìn chung, vẫn đang có một sự trói buộc tâm lý ở 2 sàn này khi các cổ phiếu chưa thực sự có một đợt sóng cho các cổ phiếu Midcap và Penny. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.500 tỷ đồng.

***

VN-Index tới cuối phiên sáng đã quay đầu tăng 3,53 điểm lên 1.035,69 điểm (+0,34%). Sự cải thiện của chỉ số vẫn chủ yếu đến từ các nỗ lực của một số mã trong VN30 như VIB (+6,3%), BID (+2,2%), VPB (+2,5%).

VN-Index vẫn lình xình sau 2 nhịp rung lắc
Diễn biến giao dịch sáng 30/11

Sẽ chưa thể loại bỏ được rung lắc với những gương mặt trên bởi VIC (-1%), GAS (-1%), VNM (-0,7%), VCB (-0,4%) đều đang giảm giá. Khi nào nhóm này vẫn còn giữ sắc đỏ thì thị trường vẫn đối diện với các thử thách.

Thay vì tranh thủ hút tiền về Midcap và Penny, nhiều cổ phiếu đang giảm như GEX (-2,04%), HCM (-0,7%), NKG (-1,4%), HDC (-2,44%), HAG (-2,24%), VCI (-1,72%). Tình trạng một số mã tăng trần nhưng rời rạc vẫn đang diễn ra.

Như vậy, các cổ phiếu Midcap và Penny vẫn còn rất lệ thuộc vào sự điều tiết của Bluechips. Nếu không có được cú hích tâm lý, trạng thái này có thể sẽ cần còn tiếp diễn. Số mã tăng cuối phiên sáng đang khoảng 48%.

Dù sao 2 yếu tố quan trọng nhất giúp thị trường khả quan hiện vẫn được duy trì là thanh khoản và khối ngoại. Giá trị giao dịch cuối phiên sáng đang là 7.854 tỷ đồng còn khối ngoại vẫn mua ròng hơn 300 tỷ đồng.

Với HNX-Index, tâm lý lệ thuộc vào VN30 cũng đang khiến cho các cổ phiếu trên sàn làm triệt tiêu đi sắc xanh. HNX-Index đang giảm 0,42% xuống 207,35 điểm.

*****

VN30 đang vận động dựa vào nguồn tiền của nhà đầu tư ngoại. Tính từ đầu tháng 11 khối ngoại đã mua ròng gần 10.000 tỷ đồng trong khi mua ròng cả HOSE là hơn 14.000 tỷ đồng.

Nếu khối này tăng cường giải ngân thì chỉ số này cũng thể hiện rất tốt vai trò dẫn dắt tâm lý chung nhưng nếu khối ngoại có sự chững lại thì chỉ số cũng dễ phải đối diện với các nhịp rung lắc.

Ở phiên sáng hôm qua, khối ngoại đã tham gia khá tốt nhưng chỉ đến phiên chiều với lực mua dồn dập, VN30 mới thực sự thoát khỏi trạng thái bị tiền nội ghìm xuống.

Trong sáng nay, quy mô giải ngân là thấp hơn nên rung lắc xuất hiện với tần suất còn nhiều hơn. Tính từ đầu phiên, đang có 2 nhịp giật xuống dưới tham chiếu. Còn khối ngoại mới giải ngân khoảng 100 tỷ đồng tính đến 10h.

Lượng tiền vẫn phân bổ chủ yếu cho nhóm VN30 nhưng rõ ràng là chưa đủ ấn tượng để kéo các cổ phiếu chủ chốt trong rổ duy trì được đà tăng của phiên hôm qua. Đây là nguyên nhân khiến cho VHM (-0,4%), VNM (-1%), VRE (+0,3%), VIC (-0,4%), HPG (+0,9%) chủ yếu chỉ giằng co.

Thực tế, rổ vẫn đang có được các mã tăng mạnh như NVL (+6,9%), PDR (+6,6%), KDH (+6,8%) cùng tăng trần nhưng tác động lên thành quả chung là khó được ghi nhận.

VN-Index tính đến 10h30 đang giao dịch trên mức tham chiếu và có sự phân hóa khá mạnh. Nhóm tăng trần vẫn xuất hiện các trường hợp như HPX, MIG, EIB, DGW, ITA, PET, APG, TDC, DXG trong đó HPX đang có sự đột biến về giá trị giao dịch khi đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch của sàn đang đạt gần 5.000 tỷ đồng. Dù thấp hơn phiên hôm qua nhưng đây vẫn là mức cao hơn bình quân 1 tháng.

Trên HNX, rung lắc ít xuất hiện hơn nhưng biên độ của chỉ số HNX-Index cũng đang là khá hẹp dưới 0,5%. Điều này vẫn chưa đủ xác nhận cho việc lan tỏa của xu hướng lan tỏa sang các cổ phiếu Midcap và Penny.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Tháo gỡ khó khăn cùng khách hàng, OCB tăng dự phòng rủi ro, giảm lợi nhuận, bảo đảm hoạt động

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.139 tỷ đồng. So với báo cáo quản trị, lợi nhuận trước thuế của OCB giảm 1.088 tỷ đồng đến từ việc chi phí dự phòng tăng 501 tỷ đồng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.

Chat với BizLIVE