Tiền đổ mạnh vào Nhóm thuỷ sản, cổ phiếu VHC, ANV, ASM tím hàng loạt: Điều gì đang xảy ra?

Động thái tăng mạnh của nhóm thuỷ sản diễn ra trong bối cảnh tình hình xuất khẩu những tháng đầu năm của doanh nghiệp (DN) đã, đang và dự tiếp tục tăng tốt.

Tiền đổ mạnh vào Nhóm thuỷ sản, cổ phiếu VHC, ANV, ASM tím hàng loạt: Điều gì đang xảy ra?

Ngay phiên sáng đầu tuần 26/2/2024, nhóm cổ phiếu thuỷ sản bất ngờ tăng mạnh bất chấp thị trường chung đỏ điểm diện rộng. Tăng hết biên độ có mã VHC của Thuỷ sản Vĩnh Hoàn, ANV của Thuỷ sản Nam Việt và ASM của Tập đoàn Sao Mai.

Động thái tăng mạnh của nhóm thuỷ sản diễn ra trong bối cảnh tình hình xuất khẩu những tháng đầu năm của doanh nghiệp (DN) đã, đang và dự tiếp tục tăng tốt.

Trong đó, VHC vừa công bố tình hình kinh doanh tháng 1/2024 với 921 tỷ đồng doanh thu, tăng đến 102% so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu tại các thị trường của doanh nghiệp đều có mức tăng trưởng cao, trong đó tại thị trường Trung Quốc và nội địa đều tăng ở mức 3 con số, lần lượt +259% và +137%. Doanh thu xuất khẩu sang Mỹ của Vĩnh Hoàn cũng tăng 59% so với cùng kỳ, sang châu Âu tăng 33%. Trong tháng 1/2024, nội địa là thị trường có doanh thu cao nhất của VHC với 325 tỷ đồng, tiếp đến là Mỹ với 185 tỷ đồng, châu Âu với 154 tỷ đồng, Trung Quốc với 117 tỷ đồng.

VHC đánh giá, năm nay thị trường xuất khẩu sẽ có diễn biến tích cực. Trong đó, doanh nghiệp được hưởng lợi khi EU mới đây quy định, cá minh thái và cá tuyết có xuất xứ từ Nga bị áp thuế 13,7%. Loại thủy sản cạnh tranh trực tiếp với cá tra Việt Nam này, bao gồm cả các sản phẩm được chế biến tại Trung Quốc nhưng có nguồn gốc từ Nga, không còn được hưởng ưu đãi thuế 0% đã mở rộng dư địa cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU - thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Chưa kể, ngày 22/12/2023, Mỹ đã mở rộng lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Nga (cá hồi, cá tuyết, cá minh thái, cua), tính thêm cả các sản phẩm chế biến ở nước ngoài, tức không cho phép thủy sản Nga vào Mỹ thông qua nước thứ ba, mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Quảng cáo
thuy-san-6627.png

VASEP - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cho biết – nhận định xuất khẩu thủy sản năm 2024 có thể hồi phục dần và khả quan hơn vào nửa cuối năm. Dự đoán trong năm 2024 sẽ hồi phục trở lại mức 9,5 tỷ USD - 10 tỷ USD, trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu thu về 4 tỷ USD, xuất khẩu cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản khác được dự báo sẽ thu về khoảng 3,6 - 3,8 tỷ USD.

Báo cáo triển vọng của các CTCK cũng đưa ra loạt quan điểm tích cực cho nhóm thuỷ sản. Đơn cử, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định tồn kho cá đang giảm dần tại các thị trường lớn, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ phục hồi trong thời gian tới. Đáng chú ý, chi phí nguyên liệu tăng cao do cá giống khan hiếm. Trước đây, giá cá nguyên liệu ở mức thấp cùng nhu cầu bắt giống chậm khiến nhiều hộ nuôi giảm thả cá nuôi mới. Do đó, hiện nguồn cá giống hạn chế đã kéo giá cá nguyên liệu tăng trở lại.

VCBS cũng đánh giá trong bối cảnh cá minh thái của Nga bị các nước phương Tây hạn chế nhập khẩu, cá tra của Việt Nam sẽ hưởng lợi.

Trong báo cáo triển vọng ngành thủy sản của Chứng khoán SSI, năm 2024 lợi nhuận của ngành thủy sản dự báo sẽ tăng từ 20 - 30% so với năm trước, chủ yếu rơi vào nửa cuối năm. Tương tự

Hay Chứng khoán KBSV cũng nhận định lạc quan cho nhóm thuỷ sản, chủ yếu vào nửa cuối năm, cụ thể:

+ Đối với ngành tôm, KBSV dự báo nguồn cung tôm từ các nước lớn như Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ sẽ bắt đầu thu hẹp trong 6 tháng đầu năm 2024 do người dân thu hẹp diện tích thả nuôi vì thua lỗ. Nhu cầu được dự báo hồi phục trở lại kể từ 6 tháng cuối năm 2024, khi áp lực lạm phát hạ nhiệt, lượng hàng tồn kho tại các nhà nhập khẩu giảm. Với nguồn cung thu hẹp tại các nước sản xuất tôm lớn cùng với nhu cầu hồi phục, kỳ vọng giá tôm xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm 2024.

+ Đối với ngành cá tra, dự báo lạm phát tại các thị trường chính như Trung Quốc và Mỹ hạ nhiệt cùng với lượng hàng tồn kho giảm sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hồi phục kể từ 6 tháng cuối năm 2024. Kỳ vọng các doanh nghiệp đầu ngành cá tra như VHC, ANV cũng sẽ hồi phục theo xu hướng chung của ngành.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán châu Á lao dốc sau thông báo thuế quan từ Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 3/4, khi nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do tác động từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm với kỳ vọng Nhà Trắng có lập trường thương mại linh hoạt hơn Chứng khoán Mỹ chao đảo, Dow Jones giảm hơn 700 điểm sau báo cáo lạm phát nóng vượt dự đoán và lo ngại về thuế quan

Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, mã HCM) đã công bố tài liệu chuẩn bị cho Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 dự kiến diễn ra ngày 22/4 tới với nhiều chỉ tiêu kế hoạch đáng chú ý.

Chứng khoán HSC tạm ứng cổ tức tiền mặt vào cuối tháng 02/2025 Chứng khoán HSC rót 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu kỳ hạn 8 năm của một ngân hàng lớn

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ dù vẫn còn nỗi lo thuế quan Chứng khoán tương lai Mỹ đồng loạt lao dốc, Dow Jones futures giảm hơn 1.000 điểm

Thị trường có phiên tăng điểm không trọn vẹn

Ngân hàng đã khiến thị trường "mừng hụt" sau khi bất ngờ quay đầu về cuối phiên. Thành quả tăng điểm của chỉ số VN-Index gần như đã bị triệt tiêu hết.

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt Nóng: Hệ thống công nghệ mới dự kiến vận hành từ 5/5, HoSE điều chỉnh ngày hiệu lực của loạt chỉ số quan trọng