Thuế quan của Mỹ lên cao nhất trong hơn một thế kỷ

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạm thời hoãn việc tăng thuế quan, nhưng theo giới phân tích, các biện pháp của ông đã khiến mức thuế quan trung bình của Mỹ lên cao nhất trong hơn một thế kỷ.

070628-tong-thong-my-d-trump-dua-ra-tuyen-bo-ve-thoi-gian-hoan-ap-thue.jpg
Quang cảnh cảng hàng hóa ở Bayonne, New Jersey, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Ngoài thuế quan 10% áp dụng cho hàng hóa từ hầu hết đối tác thương mại của Mỹ, ông Trump còn áp mức thuế cao đối với thép, nhôm và ô tô nhập khẩu kể từ khi trở lại Nhà Trắng.

Quảng cáo

Bà Erica York, chuyên gia của tổ chức nghiên cứu chính sách tài khóa Tax Foundation, cho biết mức thuế mới áp dụng với lượng hàng nhập khẩu của Mỹ trị giá 2.400 tỷ USD, tương đương gần 75%. Bà nói thêm, ở nhiệm kỳ đầu của ông Trump, chính sách áp thuế chỉ ảnh hưởng tới lượng hàng hóa trị giá khoảng 380 tỷ USD (15%). Đây là sự leo thang rõ rệt.

Theo các nhà nghiên cứu tại tổ chức Budget Lab thuộc Đại học Yale, người tiêu dùng Mỹ hiện phải đối mặt với mức thuế quan trung bình 27%, cao nhất kể từ năm 1903. Nhóm nghiên cứu cho biết ngay cả khi tính đến sự thay đổi trong tiêu dùng, họ dự đoán mức thuế quan trung bình vẫn là 18,5%, cao nhất kể từ năm 1933.

Ông Thibault Denamiel, nghiên cứu viên tại tổ chức nghiên cứu chiến lược Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết mức thuế trung bình của Mỹ vào tháng 12/2024 là 2,4% và hiện đã vượt ngưỡng 20%. Giới phân tích cho rằng các quyết sách về thuế ông Trump là đợt tăng thuế mạnh nhất kể từ Đạo luật Smoot-Hawley năm 1930 - đạo luật từng khiến cuộc Đại suy thoái thêm trầm trọng.

Ông Trump khẳng định Mỹ sẽ thu về gần 2 tỷ USD mỗi ngày" từ thuế quan. Ông coi đó là công cụ tăng thu ngân sách, hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo rằng thuế cao sẽ khiến nhập khẩu giảm mạnh. Bà York từ tổ chức Tax Foundation nói thêm rằng nếu điều này xảy ra, lượng thuế quan thu được sẽ giảm. Bà ước tính các biện pháp thuế quan và trả đũa hiện tại có thể khiến GDP của Mỹ giảm 1%.

Ông Feroli dự đoán, với các bước đi mới của ông Trump, tác động tiêu cực từ chính sách thương mại có thể nhẹ hơn trước, khiến khả năng xảy ra suy thoái khó dự báo hơn. Tuy nhiên, ông vẫn cho rằng khả năng kinh tế Mỹ suy giảm vào cuối năm nay là cao.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong

Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.

Nhật Bản trước áp lực tranh luận về thuế quan với Mỹ "Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia

Thị trường chứng khoán châu Á hầu như giảm điểm chiều 16/4 sau khi Nvidia thông báo các quy định cấp phép mới của Mỹ đối với xuất khẩu chip của hãng sang Trung Quốc, làm giảm niềm tin các nhà đầu tư.

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ